Do đó, bà con nông dân rất cần được hỗ trợ để vực lại sản xuất.
Sắn tươi rớt giá
Những ngày qua, nông dân trên địa bàn 2 huyện Quế Sơn và Duy Xuyên (Quảng Nam) khẩn trương thu hoạch sắn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa lũ. Tuy nhiên, hiện nay giá sắn giảm khiến nhà nông mất nguồn thu nhập lớn.
Những ngày qua, nông dân nhiều địa phương dầm mưa thu hoạch sắn. Ảnh: H.N
Mấy ngày nay, gia đình ông Võ Văn Quân ở tổ dân phố Cang Tây (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn) huy động tối đa nhân lực tất tả thu hoạch sắn. Ông Quân cho biết gia đình canh tác 3 sào sắn, qua thu hoạch cho thấy năng suất bình quân chỉ đạt 1 tấn/sào, giảm khoảng 100kg/sào so với những vụ trước. Bán tại ruộng với giá 1.300 đồng/kg sắn củ tươi, ông thu về 1,3 triệu đồng/sào, giảm 500 nghìn đồng/sào so với cùng thời điểm này năm ngoái.
“Gia đình tôi khẩn trương thu hoạch sắn nhằm tránh tình trạng củ sắn tươi bị hư thối hàng loạt vì ngập úng. Giờ giá thu mua sản phẩm giảm 500 đồng/kg so với vụ trước nhưng tôi cũng phải chấp nhận chứ để lại thì biết làm sao” – ông Quân nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Vũ Tánh – Phó Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho hay, năm 2020 nông dân toàn huyện trồng hơn 2.404ha sắn, tập trung chủ yếu ở các xã Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế An, Quế Hiệp, Quế Long, Quế Minh, thị trấn Đông Phú..., tính đến sáng 15.10 nhà nông đã thu hoạch được khoảng 70% diện tích.
“Hầu hết diện tích bố trí trồng sắn đều trên những chân ruộng không chủ động nguồn nước tưới. Cạnh đó, đầu ra nông sản gặp nhiều khó khăn nên nông dân ít chú trọng đầu tư thâm canh. Vì vậy, qua thống kê, năng suất bình quân chỉ đạt 23 tấn sắn củ tươi/ha. Do những ngày qua trời mưa lũ kéo dài, lượng sắn ứ đọng tại các nhà máy rất nhiều nên tư thương thu mua sản phẩm với mức giá khá thấp” – ông Tánh nói.
Còn tại Duy Xuyên, tính đến sáng 15.10, nông dân trên địa bàn huyện đã thu hoạch gần 200ha trong tổng số 259ha sắn. Ông Huỳnh Văn Ánh – chuyên viên Phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, qua khảo sát tại nhiều vùng cho thấy năm nay năng suất sắn bình quân toàn huyện đạt khoảng 1 tấn/sào, tương đương so với các năm trước.
“Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng những ngày qua mưa lũ đã khiến nhiều diện tích sắn của nông dân Duy Xuyên bị hư thối. Hiện nay, nhà nông đang khẩn trương thu hoạch số diện tích sắn còn lại, tập trung chủ yếu ở các xã Duy Thu, Duy Phú, Duy Tân, Duy Sơn nhằm tránh tình trạng ruộng sắn bị ngập úng, thối củ khi dự báo thiên tai tiếp tục ập đến trong vài ngày tới” – ông Ánh nói.
Làng rau Bàu Tròn trắng tay sau lũ
Làng rau Bàu Tròn, xã Đại An, huyện Đại Lộc là một trong những vùng rau chuyên canh lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Đợt mưa lũ vừa qua, vùng rau Bàu Tròn ngập nặng.
Khi lũ rút đi để lại những cánh đồng xơ xác. Các loại rau, đậu, đu đủ chưa kịp xuất bán đã bị lũ cuốn trôi. Bà Trần Thị Huệ, ở thôn 2, xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nói, công đầu tư phân bón cho vườn rau mất hàng chục triệu đồng, giờ coi như trắng tay.
Năm nay vừa hết dịch lại đến lụt, Bà Phan Thị Đác hết cả vốn liếng đầu tư.
“Đợt lũ lụt vừa rồi quá lớn, gia đình trồng đu đủ, bắp, dưa leo nên mất trắng. Trước đó đu đủ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covod-19 nên không bán được, rơi rụng đầy gốc nên gia đình rất khó khăn. Giờ gia đình mong muốn lãnh đạo ở trên quan tâm cho dân lúc khó khăn này giúp giống cây trồng để làm lại”, bà Huệ bày tỏ.
lũ qua đi, nhiều nông dân tại huyện Đại Lộc lâm cảnh khó khăn. Bà Phan Thị Đác, ở xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết, trong 2 đợt dịch Covid-19, toàn bộ rau, củ bán không được, giá rớt thê thảm, giờ vườn rau ngập lụt không còn gì. Những năm trước, nếu không dịch bệnh, mưa lũ, vườn rau của bà thu lãi chừng 30 chục triệu đồng/vụ. Năm nay vừa hết dịch lại đến lũ lụt khiến bà Đác mất hết cả vốn liếng đầu tư.
“Nếu không lụt rau màu cho thu hoạch được vài chục triệu đồng, nhưng lụt vào khiến cây bị ngập chết hết. Vừa rồi cách ly do dịch Covid-19 rau đã không bán được, nay lũ về rau màu chết hoặc bị bùn bám vào cũng không bán được”, bà Đác than thở.
Cánh đồng rau Bàu Tròn ở xã An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Đợt mưa lũ kéo dài vừa qua làm toàn bộ rau màu bị ngập nặng.
Ông Nguyễn Hữu Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho biết, trong đợt lũ vừa qua trên địa bàn huyện Đại Lộc nước ngập sâu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
“Các đồng hoa màu ở Bàu Tròn nằm ven sông bình thường đem lại thu nhập lớn cho bà con. Qua đợt lũ lớn cây hoa màu bị thiệt hại rất nặng, xem như mất trắng. Huyện đang chỉ đạo các xã thống kê thiệt hại để lên phương án hỗ trợ cho bà con”, ông Vũ cho hay.
Sau mưa lũ người dân nuôi cá lồng thiệt hại hàng tỷ đồng
Nước lũ về quá nhanh, khiến cá bị sốc nước nên chết nhanh. Cá chết chủ yếu là cá chẽm, một loại cá đắt tiền.
Cá chẽm chết sau lũ tại xã Quảng Lộc đều từ 2kg trở lên. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Đến trưa 16/10, nước lũ rút gần hết nhưng một số vùng thuộc nam sông Gianh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) vẫn bị chia cắt vì ngập. Hàng chục tấn cá lồng của người dân chết gây thiệt hại nặng.
Nam sông Gianh là vùng ngập sâu nhất của thị xã Ba Đồn và bị chia cắt hoàn toàn từ sáng 15-10. Đường dẫn từ cầu Quảng Hải vào các xã Quảng Văn, Quảng Hòa vẫn bị chia cắt bởi đường ngập.
Tại xã Quảng Lộc, hàng chục tấn cá tại bè nuôi cá lồng của người dân thôn Cồn Sẻ thi nhau chết sau lũ.
Bà Phạm Thị Cúc, chủ một lồng cá cho biết tất cả các lồng cá của người dân đều có cá chết. Cá chủ yếu là cá chẽm, một loại cá đắt tiền được người dân nuôi từ 10 tháng nay. Trọng lượng cá mỗi con đã trên 2kg và gần bán.
Theo bà Cúc, nước lũ về quá nhanh, khiến cá bị sốc nước nên chết nhanh. Sáng cùng ngày, một số thương lái đã đến mua cá nhưng cá chết nên giá giảm đến ba lần, chỉ còn khoảng 30-40 ngàn đồng/kg. Ít nhất đã có hàng chục tấn cá chẽm chết gây thiệt hại hàng tỉ đồng.
Tại thôn Vĩnh Phước Đông, xã Quảng Lộc, nước lũ đã rút nên người dân tập trung dọn dẹp nhà cửa.
Gia đình bà Hoàng Thị Phúc rất ngổn ngang bởi đồ đạc bị lũ cuốn đi. Hai vợ chồng ông bà đang đổ những bao lúa, gạo trong nhà ra phơi. Những bao lúa gạo này đã bị lũ ngâm cả ngày 15-10. “Cả nhà được mấy tạ lúa, giờ đều ướt hết không biết phơi rồi có còn ăn được không nữa”, bà Phúc xót xa.
Mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục thiệt hại do bão lũ
Theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP, các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
Có đăng ký kê khai ban đầu được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
Mức hỗ trợ cụ thể được quy định như sau:
Đối tượng |
Loại |
Diện tích thiệt hại |
Mức hỗ trợ |
Cây trồng |
Lúa thuần |
Trên 70% |
2 triệu đồng/ha |
Từ 30%-70% |
1 triệu đồng/ha |
||
Mạ lúa thuần |
Trên 70% |
20 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
10 triệu đồng/ha |
||
Lúa lai |
Trên 70% |
3 triệu đồng/ha |
|
Từ 30% - 70% |
1.5 triệu đồng/ha |
||
Mạ lúa lai |
Trên 70% |
30 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
15 triệu đồng/ha |
||
Ngô và rau màu các loại |
Trên 70% |
2 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
1 triệu đồng/ha |
||
Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm |
Trên 70% |
4 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
2 triệu đồng/ha |
||
Sản xuất lâm nghiệp |
Cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống |
Trên 70% |
4 triệu đồng/ha |
Từ 30%-70% |
2 triệu đồng/ha |
||
Cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm |
Trên 70% |
40 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
20 triệu đồng/ha |
||
Nuôi thủy, hải sản |
Tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) |
Trên 70% |
4.1 triệu – 6 triệu đồng/ha |
Từ 30%-70% |
2 triệu – 4 triệu đồng/ha |
||
Cá truyền thống, các loài cá bản địa |
Trên 70% |
7.1 triệu – 10 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
3 triệu – 7 triệu đồng/ha |
||
Tôm sú bán thâm canh, thâm canh |
Trên 70% |
6.1 triệu – 8 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
4 triệu – 6 triệu đồng/ha |
||
Tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh |
Trên 70% |
20.5 triệu – 30 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
10 triệu – 20 triệu đồng/ha |
||
Nhuyễn thể |
Trên 70% |
40.5 triệu – 60 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
20 triệu – 40 triệu đồng/ha |
||
Cá tra thâm canh |
Trên 70% |
20.5 triệu – 30 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
10 triệu – 20 triệu đồng/ha |
||
Lồng, bè nuôi nước ngọt |
Trên 70% |
7.1 triệu – 10 triệu đồng/100m3 lồng |
|
Từ 30%-70% |
3 triệu – 7 triệu đồng/100m3 lồng |
||
Cá rô phi đơn tính thâm canh |
Trên 70% |
20.5 triệu – 30 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
10 triệu - 20 triệu đồng/ha |
||
Cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh |
Trên 70% |
35.5 triệu – 50 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
15 triệu – 35 triệu đồng/ha |
||
Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo) |
Trên 70% |
15.5 triệu – 20 triệu đồng/100m3 lồng |
|
Từ 30%-70% |
10 triệu – 15 triệu đồng/100m3 lồng |
||
Các loại thủy, hải sản |
Trên 70% |
4.1 triệu – 6 triệu đồng/ha |
|
Từ 30%-70% |
2 triệu – 4 triệu đồng/ha |
||
Gia súc, gia cầm |
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) |
Đến 28 ngày tuổi |
10 nghìn – 20 nghìn đồng/con |
Trên 28 ngày tuổi |
20.1 nghìn – 35 nghìn đồng/con |
||
Lợn |
Đến 28 ngày tuổi |
300 nghìn – 400 nghìn đồng/con |
|
Trên 28 ngày tuổi |
450 nghìn – 1 triệu đồng/con |
||
Lợn nái và lợn đực đang khai thác |
2 triệu đồng/con |
||
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi |
1 triệu – 3 triệu đồng/con |
||
Bò sữa trên 6 tháng tuổi |
3.1 triệu – 10 triệu đồng/con |
||
Trâu, bò thịt, ngựa |
Đến 6 tháng tuổi |
500 nghìn – 2 triệu đồng/con |
|
Trên 6 tháng tuổi |
2.1 triệu – 6 triệu đồng/con |
||
Hươu, nai, cừu, dê |
1 triệu – 2.5 triệu đồng/con |
||
Sản xuất muối |
Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại |
Trên 70% |
1.5 triệu đồng/ha |
Từ 30% - 70% |
1 triệu đồng/ha |
||
Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản khác bị thiệt hại |
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp. |
V.N (Tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã