Học tập đạo đức HCM

Phát triển làng nghề gắn xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thứ sáu - 07/05/2021 03:51
Hà Nội muốn biến các di sản thành cơ hội thương mại, tạo giá trị gia tăng cho làng nghề trong quá trình xây dựng, phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Nhiều làng nghề ở Hà Nội còn duy trì và phát triển qua hàng trăm, hàng nghìn năm lịch sử.

Nhiều làng nghề ở Hà Nội còn duy trì và phát triển qua hàng trăm, hàng nghìn năm lịch sử.

Hà Nội đã có 309 làng nghề

Trong nhiều năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội rất quan tâm và ban hành nhiều Nghị quyết, Quyết định nhằm khôi phục, duy trì và phát triển làng nghề.

Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, cho biết: Tính đến nay, Hà Nội đã có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Trong đó có 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 20 làng nghề nón, mũ lá; 83 làng nghề mây tre, giang đan; 24 làng nghề chế biến lâm sản; 29 làng nghề thêu ren; 26 làng nghề dệt may; 9 làng nghề da giầy, khâu bóng; 13 làng nghề cơ kim khí; 15 làng nghề chạm điêu khắc; 5 làng làm nghề đan tơ lưới; 54 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; 6 làng nghề cây sinh vật cảnh và 14 làng thuộc ngành nghề khác như: gốm sứ, làm đàn, dát quỳ vàng bạc...

Các sản phẩm của làng nghề đa dạng chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt, theo ông Tạ Văn Tường: “Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm”.

Trong đó có gần 70 làng nghề đạt doanh thu từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Một số làng nghề có doanh thu cao như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ thôn Sơn Đồng đạt 2.850 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo, dệt kim La Phù đạt 1.300 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai đạt hơn 1.000 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu đạt 1.600 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc – may thôn Hữu Bằng đạt gần 1.000 tỷ đồng...

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Hà Nội, trong tổng số 309 làng nghề đã được công nhận, có 36 làng nghề đã đăng ký xây dựng thương hiệu. Hà Nội được đánh giá là địa phương có nhiều làng nghề tiêu biểu của cả nước. Điển hình như làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Phát triển du lịch làng nghề

Theo bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực xây dựng và triển khai công tác quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển du lịch tại làng nghề truyền thống như Hà Nội đã phê duyệt đề án quy hoạch phát triển du lịch tại 17 làng nghề. Điển hình như làng nghề truyền thống Bát Tràng đã được công nhận là điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Thủ đô.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Thủ đô.

Cũng theo bà Thủy, Hà Nội đã khai thác ứng dụng công nghệ để quảng bá sản phẩm cho du lịch làng nghề như Sở Du lịch Hà Nội khai thác ứng dụng giới thiệu sản phẩm làng nghề bằng công nghệ 3D kết nối gần 300 làng nghề trên địa bàn Hà Nội với cổng thông tin chính thức của địa bàn.

Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho biết, nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai các chương trình phát triển du lịch làng nghề, điển hình như Thành phố Hà Nội có hai làng nghề truyền thống đã áp dụng mô hình làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch rất nổi tiếng và thành công là làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc.

Theo ông Tôn Gia Hóa – Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội đã phối hợp với Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), Sở Công thương TP. Hà Nội tổ chức hội thảo quốc tế “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đồng thời phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô” để phát huy các di sản làng nghề truyền thống Thăng Long – Hà Nội, biến các di sản này thành cơ hội thương mại, tạo giá trị gia tăng cho làng nghề trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực cho lao động nông thôn như dạy nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao năng lực các làng nghề, ngành nghề nông thôn.

Đồng thời, triển khai có hiệu quả Đề án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; Đề án bảo vệ môi trường làng nghề, Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đồng thời đề xuất danh mục các dự án ưu tiên, vốn và nguồn vốn đầu tư theo giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề truyền thống cần bảo tồn lâu dài.

Năm 2013, UBND Thành phố Hà Nội ban hành hành Quyết định số 14/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đã chỉ ra danh mục dự án ưu tiên đầu tư, trong đó có 17 dự án phát triển làng nghề gắn với du lịch.

Theo kết quả tổng hợp năm 2019, Hà Nội đã đón 26,34 triệu lượt khách, riêng khách du lịch quốc tế đạt hơn 6 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt gần 92,5 tỷ đồng. Trong đó du lịch làng nghề  và du lịch sinh thái đang được rất nhiều du khách quốc tế quan tâm.

Hà Nội đã và đang tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, ẩm thực, chữa bệnh... theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, du lịch xanh.

Theo Ngọc Huyền/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/phat-trien-lang-nghe-gan-xay-dung-va-phat-trien-cong-nghiep-van-hoa-thu-do-d289810.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay31,757
  • Tháng hiện tại333,326
  • Tổng lượt truy cập92,710,990
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây