Học tập đạo đức HCM

Đà Nẵng: Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, Hoà Vang ghi dấu ấn từ đột phá đa lĩnh vực

Thứ sáu - 07/05/2021 01:35
Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã có nhiều khởi sắc và đạt những thành tựu quan trọng, cuộc sống người dân được nâng cao rõ rệt.

Ông Lê Đình Ca - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hòa Vang cho biết, địa phương xây dựng NTM trong bối cảnh là huyện duy nhất của TP.Đà Nẵng thực hiện Chương trình xây dựng NTM, là một trong những địa phương được Ban chỉ đạo Trung ương chọn làm điểm để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.

Hòa Vang "khoác áo mới"

Thời gian qua, huyện Hòa Vang luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, sự phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, các tố chức chính trị - xã hội, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao đối với chủ trương xây dựng NTM.

Ông Lê Đình Ca cho biết thêm, Hòa Vang có xuất phát điểm ban đầu thấp: Năm 2010 chỉ có 4/11 xã đạt 9 - 15 tiêu chí, 3/11 xã đạt 6 - 8 tiêu chí, 4 xã đạt mức 4 - 5 tiêu chí. 

Bình quân toàn huyện chỉ đạt 8/19 tiêu chí, 11/11 xã chưa được phê duyệt quy hoạch, 113/119 thôn chưa có nhà văn hóa đạt chuẩn, 7/11 xã chưa có chợ đạt chuẩn.

Hòa Vang (Đà Nẵng) sau 10 năm xây dựng nông thôn mới: Dấu ấn từ đột phá đa lĩnh vực - Ảnh 1.

Cơ sở hạ tầng của Hòa Vang được đầu tư đồng bộ, tạo nên diện mạo mới cho Hòa Vang hôm nay. Ảnh: T.H

Hòa Vang đã xây dựng được 11 nhãn hiệu hàng hóa gồm: Nấm Nhơn Phước, rau an toàn Túy Loan; nấm La Châu; lúa gạo hữu cơ Hòa Vang; trứng cút Hòa Phước; rau Cẩm Nê, gạo hữu cơ Hòa Phước, rượu cần Phú Túc, ớt Bồ Bản, cây mía Hòa Bắc, gạo hữu cơ Hòa Tiến. Đã có 80,8ha diện tích sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Khi đó, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 15 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18,25%, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch trên địa bàn chỉ đạt 43%, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu, thiếu đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn chậm, đời sống của người dân còn khó khăn...

Sau 10 năm xây dựng NTM huyện Hòa Vang đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư hiện đại hóa theo hướng đô thị với nhiều dự án lớn như đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường Hồ Chí Minh (La Sơn - Túy Loan), đường vành đai Hòa Phước-Hòa Khương, đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường vành đai phía Tây, nâng cấp đường ĐT601, đường ĐH2.

Trường học, y tế, cơ sở vật chất văn hóa, điện chiếu sáng, nước sạch, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, hệ thống chính trị được củng cố, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng bình quân 12%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 55,08 triệu đồng (tăng 1,98 lần so với năm 2015) không còn hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Có 16 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu NTM, 2 xã Hòa Châu và Hòa Tiến đang trình thành phố xét công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Ngoài ra, Hòa Vang đã xây dựng các chương trình đột phá như "đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị"; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư để phát triển theo hướng đô thị"; các mô hình sản xuất mới ngày càng khởi sắc tạo nên sức sống mới, diện mạo mới cho nông thôn huyện nhà.

Đến nay, kết quả nổi bật nhất là huyện Hòa Vang có 8/11 xã được công nhận xã đạt chuẩn đô thị loại V (trừ Hòa Phú, Hòa Bắc, Hòa Ninh); huyện Hòa Vang đã được công nhận là đơn vị hành chính loại I.

Điểm sáng các mô hình nông nghiệp mới

Hòa Vang (Đà Nẵng) sau 10 năm xây dựng nông thôn mới: Dấu ấn từ đột phá đa lĩnh vực - Ảnh 3.

Hòa Vang đã xây dựng được nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.H

Giai đoạn 2021 - 2025, Hòa Vang tiếp tục phát triển nông nghiệp gắn với NTM, đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hưu cơ. Tập trung kêu gọi thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào 3 vùng nông nghiệp đã có quy hoạch chi tiết tại 3 xã Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Khương. Phấn đấu đến năm 2025 có 11/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 3 xã đạt xã NTM kiểu mẫu.

Ông Ca cho biết thêm, ấn tượng nhất sau 10 năm xây dựng NTM của Hòa Vang là các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm qua Hòa Vang đã quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Tiêu biểu như khu ứng dụng công nghệ cao tại Trung Nghĩa 140ha; vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Phú 20,9ha; vùng sản xuất nông nghiệp Hòa Khương 28,8ha; khu chăn nuôi tập trung Hòa Khương 10,9ha; vùng sản xuất các sản phảm nông nghiệp an toàn Hòa Khương và xã Hòa Phong 16,2ha; vùng nuôi tôm Truờng Định 50ha…

Thành quả của việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là các giống cây trông, con vật nuôi mới đưa vào sản xuất, cho hiệu quả kinh tế và thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng Hòa Vang. 

Trong đó có các giống rau, củ, quả mới như ớt chuông, dưa lưới, dưa vàng, xà lách, cải bó xôi, cà chua bi; các giống hoa mới như hoa hướng dương, đồng tiền, các loại hoa treo, hoa thảm trang trí, hoa hồng, lan cắt cành, lan rừng…

Huyện tổ chức sản xuất 189ha lúa theo hướng hữu cơ tại các xã, góp phần mang lại thực phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất sạch, an toàn cho sức khỏe. Mô hình chăn nuôi gà đồi, gà lấy trứng an toàn sinh học ở các xã Hòa Nhơn, Hòa Phú, Hòa Bắc. Du nhập các giống cá mới, có chất lượng, giá trị kinh tế như cá leo, cá thác lác, cá dìa, cua... về nuôi tại các vùng nuôi trồng thủy sản. Mô hình bưởi thâm canh, trồng cây dược liệu (chè dây) bước đầu cho hiệu quả và người dân hưởng ứng nhân rộng.

Huyện cũng tập trung đưa ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, đầu tư ứng dụng công nghệ như nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm (phun sương, nhỏ giọt)... trong sản xuất rau, hoa, nấm, cây ăn quả tại các vùng chuyên canh trên địa bàn.

Đến nay, Hòa Vang có các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao hiệu quả như vùng rau Túy Loan (HTX rau Túy Loan), vùng rau Phú Sơn Nam (An Tâm Farm), vùng sản xuất Hòa Ninh, Hòa Phú (HTX rau, hoa, củ quả Hòa Vang), Công ty cổ phần Greentech Hòa Khương, Công ty Afarm (Hòa Phú), HTX nấm Nhơn Phước, vùng hoa Dương Sơn...

Sau 3 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"(OCOP), huyện Hòa vang đã có 6 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, có 5 sản phẩm đạt 3 sao gồm: Nấm linh chi Nhơn Phước - Hòa Nhơn; rau an toàn Túy Loan - Hòa Phong; bánh tráng Đại Cường - Hòa Phú, rau hữu cơ Tâm An Farm - Hòa Khương; bún khô Phước Hòa - Hòa Phước. Một sản phẩm đạt 4 sao là nước ion-pro Toàn Gia Phú - Hòa Sơn.

Một số sản phẩm tiềm năng khác được địa phương chọn để xây dựng sản phẩm OCOP trong thời gian tới là tôm sấy khô Trường Định - Hòa Liên; bưởi da xanh - Hòa Ninh; kiệu hương (Hòa Nhơn); rau ăn lá, dưa lưới (Công ty Afarm); rau ăn quả - HTX rau Túy Loan; chả cá thác lát - Hòa Khương, trứng cút - Hòa Phước. 

Theo Trần Hậu - Đoàn Hồng/danviet.vn
https://danviet.vn/da-nang-sau-10-nam-xay-dung-nong-thon-moi-hoa-vang-ghi-dau-an-tu-dot-pha-da-linh-vuc-20210505180533038.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay30,459
  • Tháng hiện tại332,028
  • Tổng lượt truy cập92,709,692
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây