Học tập đạo đức HCM

Hội nghị toàn quốc chuyên sâu về chế biến, phát triển thị trường nông sản

Thứ năm - 06/05/2021 09:25
Sáng ngày 28/4, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN), Thành ủy Cần Thơ tổ chức "Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021". Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường và hơn 400 đại biểu của 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Hội nghị đã đánh giá tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới; vấn đề ứng dụng công nghệ số vào tối ưu hóa sản xuất, tài nguyên trong chế biến nông sản của thế giới và hướng tiếp cận với Việt Nam; vấn đề áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu. Hội nghị cũng đã chia sẻ những xu hướng thị trường nông sản thế giới và các vấn đề đặt ra về sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn, các vấn đề liên quan đến xây dựng, bảo hộ thương hiệu và hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề mở cửa thị trường nông sản để tạo tín hiệu dẫn dắt, xung lực mới nhằm hoàn thiện thể chế, tăng hiệu quả thực thi và sự liên kết trong thị trường.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trên cả nước hiện nay có 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước mỗi năm có khả năng chế biến, sơ chế bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, quá trình phát triển vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh; Tổn thất sau thu hoạch còn cao. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã phát biểu các vấn đề về việc ứng dụng công nghệ vào công nghiệp chế biến nông sản; Việc bảo hộ và khai thác các tài sản sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm nông sản; Hoàn thiện cơ chế chính sách về truy xuất nguồn gốc. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh những mong muốn tiếp tục có sự đồng hành, sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Bộ NN&PTNT, của các bộ ngành, của lãnh đạo thành phố Cần Thơ và các địa phương trong vùng, cũng như sự hưởng ứng tham gia tích cực của đội ngũ các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, trường Đại học và các Doanh nghiệp trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ trưởng cũng cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hỗ trợ bảo hộ và khai thác các tài sản sở hữu công nghiệp để nông sản của Việt Nam có thể tiếp cận và chinh phục được thị trường trên thế giới (đến nay Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp bảo hộ 81 sáng chế, giải pháp hữu ích, 101 chỉ dẫn địa lý, 464 nhãn hiệu chứng nhận và 1.407 nhãn hiệu tập thể cho nông sản Việt Nam).         

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội nghị.
 

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, hiện nay nông sản trong nước có 20-30% thông qua chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) gần 80% nông sản qua chế biến mới bán ra thị trường. Ngành nông nghiệp Việt Nam phải so sánh hai con số đó để có phương hướng phát triển, tạo ra giá trị gia tăng, giải bài toán cung vượt cầu, giảm áp lực cho nông dân thường gặp cảnh được mùa rớt giá. Khả năng chế biến nông sản trong nước rất lớn. Vấn đề là Nhà nước và doanh nghiệp bắt tay kết nối mở rộng thị trường, cùng nghiên cứu khoa học công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản.

Theo most.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay50,670
  • Tháng hiện tại101,426
  • Tổng lượt truy cập90,164,819
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây