Học tập đạo đức HCM

Quảng Ninh: Đầu tư vào nông nghiệp gặt hái nhiều “trái ngọt”

Thứ năm - 22/10/2020 00:52
Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Từ đó, các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được đổi mới, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã từng bước vươn xa, chiếm lĩnh thị trường, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế nông thôn.

Quảng Ninh ưu đãi lớn với các nhà đầu tư

Xác định doanh nghiệp chính là yếu tố dẫn dắt, đưa chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đi đến thành công, thời gian qua, Quảng Ninh đã vận dụng linh hoạt những chính sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với quy định pháp luật.

Theo đó, ngoài việc được hưởng những cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp tại Quảng Ninh sẽ được hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng, thuê đất, thuê mặt nước; hỗ trợ lãi suất với mức hỗ trợ 6%/năm/số dư nợ thực tế trong thời gian tối đa 3 năm tính từ ngày bắt đầu vay vốn theo hợp đồng tín dụng.

Trong trường hợp nhà đầu tư có dự án theo chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hoặc khi xây dựng vùng nguyên liệu mà có hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định với người dân, hoặc có dự án đầu tư tích tụ đất hình thành vùng nguyên liệu thông qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất/số dư nợ thực tế.

Thu hoạch tôm tại Khu phức hợp sản xuất giống và tôm công nghệ cao siêu thâm canh của Tập đoàn Việt - Úc. Ảnh: Cường Vũ.

Thu hoạch tôm tại Khu phức hợp sản xuất giống và tôm công nghệ cao siêu thâm canh của Tập đoàn Việt - Úc. Ảnh: Cường Vũ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí nguyên liệu, chi phí trả tiền công cho người lao động, chi phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ năng tay nghề; hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ san lấp mặt bằng.

Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ riêng theo từng lĩnh vực đối với một số dự án tỉnh đang khuyến khích đầu tư, như: Sản xuất giống lợn Móng Cái, giống gà Tiên Yên, giống thủy sản chủ lực cần xây dựng thương hiệu; đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp; đầu tư cơ sở bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phẩm từ nông, lâm, dược liệu, thủy sản theo công nghệ mới, tiên tiến.

Dự án đầu tư được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện chung như: sử dụng tối thiểu 30% lao động địa phương; dự án nằm trong quy hoạch được phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có cam kết đúng tiến độ; bảo đảm các tiêu chuẩn chuyên ngành, vệ sinh môi trường, điều kiện vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch… Ngoài ra phải đáp ứng từng quy định về quy mô, công suất đầu tư tối thiểu theo từng lĩnh vực đầu tư.

Thành quả từ bước đi đúng

Thấy được những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên và hiệu quả của cơ chế, chính sách của tỉnh mang lại, đến nay đã có 32 dự án lớn của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Quảng Ninh với tổng số vốn đăng ký trên 5.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Vingroup là doanh nghiệp tiên phong hình thành và đưa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Vineco (xã Hồng Thái Tây, TX Đông Triều) vào hoạt động, giúp Quảng Ninh ghi điểm với khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên. Vineco Đông Triều với 19 nhà sản xuất rau, trong đó có bốn nhà màng, chín nhà lưới cùng sáu khu nhà kính với công nghệ hiện đại của Việt Nam và Isarel hoàn toàn tự động từ độ ẩm, dinh dưỡng, nhiệt độ, các sản phẩm rau, củ trồng tại đây đạt hiệu quả cao và chất lượng theo tiêu chuẩn. Điển hình là công nghệ trồng trọt của Kubota (Nhật Bản), công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa của Netafim (Isarel), công nghệ sản xuất trong nhà màng của TAP (Isarel), trồng cây thủy canh bằng kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng NFT, công nghệ trồng cây rau mầm Microgreen…

Với tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng, công ty đang triển khai sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn công nghệ cao, sản phẩm đạt 180-200 tấn rau, củ quả mỗi tháng, 70% trong đó có mặt tại các siêu thị lớn, đảm bảo việc làm ổn định cho gần 200 lao động là người địa phương với thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng.
Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại 188 ứng dụng KHCN của Isarel và Đài Loan về giống, dây chuyền sản xuất trong trồng rau thủy canh. Ảnh: Thanh Hằng.

Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại 188 ứng dụng KHCN của Isarel và Đài Loan về giống, dây chuyền sản xuất trong trồng rau thủy canh. Ảnh: Thanh Hằng.

Cũng tại Đông Triều, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại 188 đã ứng dụng khoa học công nghệ của Isarel và Đài Loan về giống, dây chuyền sản xuất trong trồng rau thủy canh với diện tích 2,5ha, đã được chứng nhận VietGAP, sản lượng thu từ 13-15 tấn/tháng, khoảng 170 tấn rau, củ quả/năm cung cấp cho các siêu thị Hà Nội, Hạ Long.

Hay như Tập đoàn Việt - Úc, được coi là hạt nhân trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại huyện Đầm Hà, đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm giống thủy sản của khu vực.

Dự án Khu phức hợp sản xuất giống và nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh này được khởi công xây dựng vào năm 2017 với tổng diện tích ban đầu hơn 300 ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Mẻ giống tôm thẻ chân trắng đầu tiên được sản xuất tại Khu phức hợp sản xuất giống và nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh đã đạt hơn 12 triệu con, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng ngoài mong đợi. Tập đoàn Việt - Úc đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô sản xuất giống với lộ trình phù hợp để nâng công suất sản xuất giống tại đây lên tám tỷ con giống/năm, đủ cung cấp cho thị trường Quảng Ninh cũng như các tỉnh phía bắc. Đồng thời, gấp rút triển khai chương trình nuôi tôm bố mẹ để chủ động nguồn tôm phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Quảng Ninh.

Năm 2019, Tập đoàn Việt - Úc đã cung cấp cho thị trường khoảng 600 triệu con tôm giống chất lượng cao. Dự kiến trong năm 2020, lượng tôm thẻ chân trắng sản xuất tại đây ước khoảng một tỷ con. Số trại sản xuất giống tăng từ sáu trại (năm 2019) lên 24 trại ở thời điểm hiện tại.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Việt - Úc Quảng Ninh, cho biết: “Đơn vị đã đưa các nhà khoa học đầu ngành tới huyện Đầm Hà để tìm hiểu, nghiên cứu dự án nhân giống và nuôi sá sùng trên địa bàn. Tập đoàn đã sản xuất thành công tôm giống “Made in Quảng Ninh”, hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án không chỉ giải bài toán về con giống mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành tôm của Quảng Ninh theo hướng hiện đại. Với chương trình chia sẻ hợp tác chiến lược, dự án Khu phức hợp sản xuất giống và nuôi tôm công nghệ cao siêu thâm canh đang từng bước hiện thực hóa cam kết mục tiêu chiến lược xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm lớn nhất miền bắc”.

Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Trần Việt Dũng cho hay: Ngoài Tập đoàn Việt - Úc, đến nay, huyện đã thu hút được một số dự án quy mô lớn về nuôi thủy sản như: Dự án Trung tâm ương giống và nuôi thủy sản công nghiệp Đầm Hà, vốn đầu tư 200 tỷ đồng; đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại huyện Đầm Hà, vốn đầu tư 829 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển tại vụng Thoi Dây, xã Tân Lập, vốn đầu tư 68 tỷ đồng; dự án nuôi tôm công nghệ cao GFS tại xã Tân Lập của Công ty cổ phần quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Mục tiêu của huyện là trở thành trung tâm sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản tập trung lớn của tỉnh.

Ngoài những dự án trên, chỉ trong thời gian ngắn, tại Quảng Ninh, nông dân đã phát triển hàng trăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao có giá trị 150-300 triệu đồng/ha/năm canh tác, nhiều mô hình được nâng tầm thành các trang, gia trại, doanh nghiệp… Có thể kể đến hàng loạt các mô hình dưa lưới, cây có múi của nông dân Đông Triều; mô hình hoa lan, hoa tươi tổng hợp của nông dân Hạ Long; các mô hình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn của nông dân Uông Bí, Hạ Long, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái... Chỉ tính riêng diện tích nuôi tôm công nghiệp của Quảng Ninh hiện đạt đến 4.000ha, trong đó giá trị của mỗi ha nuôi công nghiệp cao gấp 70 lần nuôi tự nhiên.

Đáng mừng hơn cũng từ sự cộng hưởng “3 nhà”: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân, Quảng Ninh có đến hơn 400 nông sản là sản phẩm OCOP, trong đó trên 200 sản phẩm trong đó đã được gắn sao. Tất cả đều là những sản phẩm nông nghiệp được kết tinh từ tiến bộ khoa học và sự chăm chút của nông dân, tạo nên chất lượng và giá trị vượt trội.

Thành quả này đã thể hiện một cách sinh động nhất của Quảng Ninh khi lấy doanh nghiệp làm hạt nhân phát triển trong nông nghiệp. Cao hơn mà Quảng Ninh đạt được đó không phải là số thuế doanh nghiệp đóng mà chính là chất xám công nghệ, những mô hình, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại mà doanh nghiệp mang lại, tính kết nối và lan tỏa tinh thần canh tác tiến bộ của doanh nghiệp đến từng nông hộ, từng người nông dân.

 

Nguồn tin: Hoàng Nguyên/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,204,320
  • Tổng lượt truy cập88,559,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây