Học tập đạo đức HCM

Sâm bố chính bén duyên vùng đất cằn

Thứ năm - 15/07/2021 07:17
Sau 5 tháng trồng thử nghiệm, cây sâm bố chính thích nghi tốt trên vùng đất cằn ở Quảng Ngãi, hứa hẹn, hiệu quả mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng keo.
Anh Khánh bước đầu thành công trong việc đem cây sâm bố chính về trồng thử nghiệm ở Quảng Ngãi. Ảnh: N.Đ.

Anh Khánh bước đầu thành công trong việc đem cây sâm bố chính về trồng thử nghiệm ở Quảng Ngãi. Ảnh: N.Đ.

Trong một lần đi công tác tại Đồng Tháp, anh Nguyễn Minh Khánh (40 tuổi, trú thôn Trung Vĩnh, xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) vô tình biết đến loại sâm bố chính. Chứng kiến giống cây này được người dân địa phương trồng cho hiệu quả kinh tế cao, anh Khánh bắt đầu cảm thấy hứng thú.

Được 1 người bạn cho hạt giống, anh Khánh liền mang về thử trồng gần khu nhà xưởng ở TP. Hồ Chí Minh, nơi anh đang làm việc. Sau một thời gian, nhận thấy sâm bố chính rất dễ chăm sóc, anh đã nhanh chóng nảy sinh ý tưởng đưa giống về quê nhà trồng thử nghiệm.

Địa điểm được anh Khánh lựa chọn để ươm những mầm giống đầu tiên là vùng đất Núi Răm (xã Tịnh Hòa). Những ngày đầu tiên, chàng trai này gặp không ít sự phản đối của gia đình. Bởi, thổ nhưỡng ở Núi Răm vô cùng cằn cỗi, chỉ toàn sỏi đá. Xưa nay, ngoài cây keo thì hầu như không canh tác được 1 loại cây nào khác.

Những cảnh báo đó cũng không phải là không có cơ sở khi suốt 1 thời gian dài, anh Khánh không thể tìm được nguồn nước tưới. Với quyết tâm không chấp nhận thất bại từ khi mới bắt đầu, qua 3 lần thuê người khoan giếng, anh đã tìm được nguồn nước cách địa điểm dự định trồng hơn 500m.

Sâm bố chính giúp người dân ở Quảng Ngãi cải thiện thu nhập. Ảnh: L.K.

Sâm bố chính giúp người dân ở Quảng Ngãi cải thiện thu nhập. Ảnh: L.K.

“Có được cơ sở ban đầu, vợ chồng tôi liền mạnh dạn thuê xe để đào đá, san lấp mặt bằng diện tích 5.000m2 để trồng sâm. Đồng thời, ngay cạnh đó tôi cũng đào thêm 1 bể nước chưa với dung tích 200m2 rồi lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

Vì bắt đầu thực hiện từ lúc chưa có gì nên chi phí đầu tư tương đối cao. Tính ra, chúng tôi đã bỏ ra đến gần 200 triệu đồng. Tuy nhiên, tôi cũng rất vui vì công sức, tiền bạc bỏ ra bây giờ có thể nói là đã có những đền đáp khi toàn bộ vườn sâm đều phát triển rất tốt”, anh Khánh chia sẻ.

Cũng theo anh Khánh, sâm bố chính thực ra cũng không phải là loại cây khó chăm sóc. Tuy nhiên, cần chú ý đến các yếu tố như nguồn nước đảm bảo, tưới đủ ẩm trong thời gian mới trồng; làm cỏ sau bón thúc phân chuồng đã ủ hoai ở giai đoạn cây sắp đẻ nhánh; thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện các loại sâu ăn lá và côn trùng gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời.

“Đây là loại cây có giá trị kinh tế rất cao. Với giá bán thị trường hiện nay dao động từ 50 – 80 ngàn đồng/ kg củ Sâm. Mỗi m2 như thế có thể cho sản lượng từ 1 - 2kg củ. Qua 1 năm nếu thuận lợi thì mỗi sào (500m2) sẽ mang lại nguồn thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng." Anh Khánh chia sẻ.

Bên cạnh đó, năm đầu trồng sâm chi phí cao nhưng những năm sau đó chỉ mất tiền giống, phân bón, tầm 5 triệu đồng/sào nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, hơn gấp 5 - 7 lần so với cây keo mà người dân địa phương đang trồng. Anh Khánh dự định, sau khi mô hình này thành công sẽ hỗ trợ bà con trong vùng cùng thực hiện để nâng cao thu nhập.

Theo Lê Khánh - Như Đồng/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/sam-bo-chinh-ben-duyen-vung-dat-can-d296839.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,072
  • Tổng lượt truy cập93,230,736
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây