Học tập đạo đức HCM

Tập trung hỗ trợ sinh kế cho đồng bào

Thứ bảy - 03/07/2021 00:35
ỉnh Bình Phước triển khai lồng ghép hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ sinh kế, nhờ đó đời sống đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước trao dê giống cho bà con đồng bào xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh. Ảnh: TL.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước trao dê giống cho bà con đồng bào xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh. Ảnh: TL.

Trong chuyến công tác ở các huyện Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, chúng tôi rất vui mừng khi thấy những con đường đất, bụi mịt mù ngày nào, nay đã được thay bằng đường nhựa, bê tông sạch sẽ. Đời sống của đồng bào nơi đây đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt, đang dần bắt nhịp, hòa chung vào sự phát triển chung của địa phương.

Đến thăm gia đình ông Liêu Văn Kỳ, dân tộc Tày, tại ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện biên giới Bù Đốp, ông Kỳ cho hay, gia đình ông từ Cao Bằng vào Bù Đốp lập nghiệp từ những năm 1990. Trước đây, ông kiếm sống bằng nghề làm thuê, ai thuê gì làm nấy, kinh tế gia đình khó khăn chồng chất. Sau bao năm, cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Năm 2016, gia đình ông được vay 45 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội. Cùng với nguồn vốn tích góp của gia đình, ông Kỳ đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi trâu sinh sản và chăm sóc vườn điều.

Đến nay, gia đình ông đã có 5 con trâu sinh sản và có hơn 2,8ha điều đang thu hoạch. Mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng. Có tiền, ông lo cho con ăn học, sau đó xây lại nhà, mua sắm tiện nghi, vật dụng trong nhà. Gia đình ông Kỳ không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá tại địa phương.

Tương tự, gia đình chị Thị Liệt, dân tộc S’Tiêng, ở xã Phước Minh, huyện biên giới Bù Gia Mập cũng chỉ mất 3 năm để thoát nghèo và vươn lên khá, giàu so với mặt bằng chung tại địa phương.

“Trước đây, gia đình tôi nghèo lắm. Sau khi được nàh nước quan tâm, tôi được vay 30 triệu đồng vốn chính sách để phát triển vườn tiêu. Sau 2 năm, vườn tiêu cho thu hoạch tốt, trả xong khoản nợ 30 triệu đồng. Sau đó, tôi tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để mở cửa hàng tạp hóa. Bây giờ gia dnh92 tôi không còn phải chạy ăn từng bữa như ngày xưa nữa, các con được ăn ngon, mặc đẹp, được đi học. Gia đình tôi đã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã rồi”, chị Liệt vui mừng nói.

Sau khi được tỉnh hỗ trợ vay vốn, vợ chồng ông Kỳ khoe đã thoát nghèo và trở thành một trong những hộ khá ở ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp. Ảnh: TL.

Sau khi được tỉnh hỗ trợ vay vốn, vợ chồng ông Kỳ khoe đã thoát nghèo và trở thành một trong những hộ khá ở ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp. Ảnh: TL.

Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, cho biết: Một trong những điểm nhấn trong thực hiện công tác giảm nghèo là Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, từ đó các địa phương, đơn vị lấy đó làm căn cứ, chỉ tiêu để thực hiện.

Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đồng bào vùng sâu vùng xa biên giới, từng bước thoát nghèo bền vững, những năm gần đây, tỉnh Bình Phước đã triển khai lồng ghép nhiều chương trình, chính sách của Trung ương, cũng như địa phương. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ sinh kế cho bà con đồng bào như: tiếp cận vay vốn, mua sắm nông cụ sản xuất, trao con giống, cây giống, tư vấn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất…

Ông Lý Trọng Nhân cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn những khó khăn. Cụ thể, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Khả năng tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ còn hạn chế, thiếu đất ở, đất canh tác.

Trong khi đó, nguồn lực đầu tư chưa dồi dào. Vì thế, trong giai đoạn 2020 - 2025, Bình Phước sẽ tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống cho bà con.

Theo bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, phong trào “Toàn dân chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” thời gian qua, đã nhận được sự tham gia, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, mang lại hiệu quả rất cao. Tỉnh Bình Phước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, nhất là với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Theo Trần Trung - Hồng Thuỷ/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/tap-trung-ho-tro-sinh-ke-cho-dong-bao-d295482.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm233
  • Hôm nay28,732
  • Tháng hiện tại835,763
  • Tổng lượt truy cập88,190,833
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây