Học tập đạo đức HCM

Thái Bình: Nuôi nhím lông nhọn hoắt, nuôi lợn rừng phàm ăn, ông đại tá về hưu nuôi chơi thu tiền thật

Thứ hai - 23/11/2020 19:00
Vốn là một đại tá quân đội về hưu nhưng nhiều năm nay ông Trần Văn Dân (58 tuổi) ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vẫn miệt mài làm kinh tế, từ việc nuôi nhím, nuôi lợn rừng mà mỗi năm mang lại cho ông mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Đại tá quân đội đam mê chăn nuôi con đặc sản

Chia sẻ với Báo điện tử Dân Việt, ông Dân cho biết, trước đây ông từng công tác trong Lữ đoàn Thông tin (Bộ đội Biên phòng) sau khi về hưu ông về quê thấy ruộng vườn để hoang hóa, tiếc rẻ ông bắt tay vào cải tạo lại để chăn nuôi nhím, chăn nuôi lợn rừng.

Thái Bình: Nuôi nhím, lợn rừng, đại tá về hưu kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 1.

Sau khi về hưu, ông Trần Văn Dân (58 tuổi) ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (Thái Bình) vẫn miệt mài làm kinh tế. Ban đầu ông nuôi nhím, nuôi lợn rừng, trồng rau, trồng cây ăn quả chủ yếu để tự chủ nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Thứ đến, chăn nuôi, trồng trọt với ông Dân là niềm đam mê...

Mục đích ban đầu của ông đại tá về quê là tự nuôi lợn rừng, trồng rau lấy nguồn thực phẩm sạch tại chỗ cho gia đình, cũng như có nguồn thu thêm lúc tuổi già. 

Cái quan trọng như lời ông đại tá tâm sự là quay về làm nông dân chăn nuôi, trồng trọt cho thỏa đam mê của mình mà thời còn công tác ít có dịp "trổ tài".

Ban đầu ông chỉ nuôi mấy con gà và dăm ba con lợn rừng. Gọi là nuôi chơi, nhưng thấy nuôi lợn rừng hiệu quả. 

Lợn rừng ít bệnh tật mà lại đẻ sòn sòn, nên ông tập trung mở rộng mô hình. Từ những con lợn rừng đầu tiên, sau vài năm miệt mài nhân giống ông cũng có trong tay đàn lợn rừng lên tới hơn 60 con, trong đó đàn nái lên tới mấy chục con.

"Mấy năm đầu tôi nuôi thì giá lợn rừng ổn định, nuôi cũng có đồng công nhưng càng về sau thì giá cả lên xuống thất thường, tình ra cũng chẳng ăn thua mà lại vất vả. Sau đó tôi bán vợi đi chỉ giữ lại khoảng 10 con để nuôi, có công việc thì bắt ra thịt còn lại để bán, được đồng nào thì được", ông Dân tâm sự.

Sau một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi nhím, thấy hay hay ông Dân cũng mua vài đôi về nuôi thử. Trong quá trình nuôi và tìm hiểu thêm, ông thấy nuôi con nhím nuôi khá thú vị. Nhím dễ nuôi, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chi phí thấp nhưng lại cho thu nhập còn cao.

Thấy hay, thấy hiệu quả kinh tế cao, ông đại tá về hưu "máu" làm nông dân Trần Văn Dân lại quyết định mở rộng mô hình nuôi nhím.

 

Thái Bình: Nuôi nhím, lợn rừng, đại tá về hưu kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 2.

Đàn lợn rừng con của gia đình ông Trần Văn Dân-đại tá quân đội về hưu ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Để tiết kiệm chi phí, ông dựng chuồng nuôi nhím rộng chừng hơn 200m2 và làm hết sức đơn giản. 

Bên dưới là các ô chuồng nuôi nhím, mỗi ô rộng từ 5 đến 10m2 được xây bằng gạch cao hơn 1m để tránh nhím bò ra và dưới sàn được đổ bê tông cho thuận tiện vệ sinh.

Nhờ chịu khó học hỏi, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã tường tận các bước trong cách nuôi nhím. Từ số nhím ban đầu, ông lặn lội khắp nơi đi tìm mua thêm rồi về ghép cho thành một cặp nhím sinh sản. 

Nhưng phải loay hoay khá lâu ông mới tìm mua số nhím mà mình cần, rồi về quan sát, tìm hiểu một thời gian dài mới ghép chung cho con đực với con cái ở với nhau được.

Lãi hàng trăm triệu đồng từ nuôi nhím, lợn rừng

Ông Trần Văn Dân tâm sự, hiện ông đang nuôi hơn 200 con nhím to nhỏ, trong đó có 125 con nhím cái sinh sản và 20 con nhím đực. Số còn lại là nhím thịt thương phẩm. 

Trung bình mỗi năm, ông bán ra hơn 200 con nhím giống và  hơn 20 con nhím thịt thương phẩm, mỗi con nặng trên 10kg.

"Đối với loại nhím giống có trọng lượng trên dướ 3kg có giá khoảng  1,5 triệu/con, nhím thịt thương phẩm có giá từ 280.000 - 300.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí mỗi năm tôi lãi hơn 200 triệu đồng từ nuôi nhím", ông Dân tiết lộ.

Thái Bình: Nuôi nhím, lợn rừng, đại tá về hưu kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 3.

Thức ăn của nhím chủ yếu là ngô và hạt nhãn rẻ tiền, được ông Trần Văn Dân rửa sạch trước khi cho ăn.

Theo ông Dân, so với các loài vật nuôi khác thì nhím rất ít bệnh, sức đề kháng tốt. Trong khâu chăm sóc nhím nên thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo. 

Khi nhím đẻ được hơn một tháng phải tách đàn cho nhím con ở chuồng riêng, để nhím mẹ tiếp tục giao phối và đẻ tiếp. Cứ thế xoay vòng một năm nhím đẻ 2 lần.

Thái Bình: Nuôi nhím, lợn rừng, đại tá về hưu kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 4.

Môi năm ông đại tá quân đội về hưu Trần Văn Dân (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) xuất bán trên 200 con nhím giống và hơn 200kg nhím thịt thương phẩm.

"Để đàn nhím khỏe và phát triển tốt, thì phải chú ý ngay từ con nhím giống, yếu tố quyết định chất lượng nhím. Đặc biệt là chọn con nhím giống to, khỏe, có khả năng sinh sản tốt." ông Dân phân tích.

Nhím và lợn rừng vốn là động vật có nguồn gốc hoang dã, nhưng là loài vật dễ nuôi vì chúng ăn tạp, ăn được hầu như tất cả phụ phẩm nông nghiệp. Những loại thức ăn này, dễ kiếm và rẻ tiền nên giảm được một khoản lớn chi phí chăn nuôi.

Thái Bình: Nuôi nhím, lợn rừng, đại tá về hưu kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm - Ảnh 5.

Một cặp nhím trắng quý hiểm của ông Trần Văn Dân đang phát triển tốt và đã sinh sản thành công.

Lợn rừng, nhím là 2 loài vật nuôi này rất phù hợp với quy mô nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình ở nông thôn, miền núi để phát triển kinh tế. Vốn là động vật hoang dã nên lợn rừng, nhím có sức đề kháng tốt, ít bệnh dịch, cách nuôi, cách chăm cũng khá đơn giản.

Theo ông đại tá quân đội về hưu Trần Văn Dân, quan trọng khi nuôi lợn rừng, nuôi nhím đem lại niềm vui, nguồn thực phẩm sạch và hiệu quả kinh tế mang lại cũng khá cao. Trong khi đó chi phí đầu tư ban đầu so với nuôi các loài vật nuôi khác là thấp.

Ông Dân vui vẻ bảo, nuôi đàn nhím mấy trăm con với hơn 100 con lợn rừng cũng không vất vả lắm. Một ngày ông đại tá về hưu chỉ dành ra mấy tiếng cho lợn rừng, cho nhím thôi nên vẫn có thời gian làm việc khác. 

"Hàng ngày được tự tay cho chúng ăn và ngắm chúng thấy vui lắm, như một thú vui của tuổi già...mà trong người lại cảm thấy khỏe ra", ông Trần Văn Dân chia sẻ.

"Thu nhập từ lợn rừng và nhím mỗi năm cũng khoảng vài trăm triệu đồng. Với mức thu nhập này thì tôi thỏa mái chi tiêu ở quê mà chẳng cần đến tiền lương. Vừa khỏe người mà lại có tiền thì tội gì không làm", ông Dân cười nói.

Theo Phạm Quân/danviet.vn
https://danviet.vn/thai-binh-nuoi-nhim-long-nhon-hoat-nuoi-lon-rung-pham-an-ong-dai-ta-ve-huu-nuoi-choi-thu-tien-that-20201123205916112.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay21,120
  • Tháng hiện tại251,824
  • Tổng lượt truy cập92,629,488
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây