Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Bỏ lương nghìn đô về quê chế tạo ra loại máy sấy thăng hoa, 9X vẫn kiếm tiền tỷ như thường

Chủ nhật - 09/05/2021 04:19
Đang làm chuyên gia cho một công ty Nhật Bản chuyên nghiên cứu về đông trùng hạ thảo với mức lương nghìn đô, nhưng anh Nguyễn Văn Tư vẫn quyết định về quê khởi nghiệp theo đuổi đam mê của mình và đã thành công.

Bén duyên với công nghệ sấy thăng hoa

Chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất máy sấy thăng hoa của anh Nguyễn Văn Tư (xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) và chứng kiến gần chục công nhân đang miệt mài làm việc. 

Gặp anh Nguyễn Văn Tư, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì chủ nhân của máy sấy thăng hoa mang thương hiệu Bạch Mã lại là một chàng trai trẻ sinh năm 1990 này.

Thanh Hóa: Từ bỏ chuyên gia nghiên cứu “thần dược” được vạn người mê, về chế tạo máy sấy thăng hoa kiếm tiền tỷ - Ảnh 1.

Từ bỏ lương nghìn đô của công ty Nhật Bản anh Nguyễn Văn Tư về quê khởi nghiệp chế tạo máy sấy thăng hoa kiếm tiền tỷ.

Anh Tư kể, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, anh được nhận vào làm việc tại một công ty Nhật Bản chuyên về nghiên cứu, nuôi cấy đông trùng hạ thảo. 

Biết được đây là loại "thần dược" rất tốt cho sức khỏe con người đồng thời mang lại giá trị thương mại cao nên anh đã ấp ủ giấc mơ phát triển nó trên chính quê hương của mình. Rồi anh quyết định từ bỏ công việc ổn định của mình ở Hà Nội với mức lương nhiều người mơ ước để về quê lập nghiệp.

Anh xách hành lý về quê thông báo ngắn gọn với gia đình "con về quê khởi nghiệp". Nghĩ anh tuổi trẻ bốc đồng nên người thân thay nhau thuyết phục thậm chí nghĩ là tôi bị khùng, dở hơi.

"Với nhiều người để từ bỏ mức lương nghìn đô là ghê gớm lắm nhưng tôi lại cảm thấy bình thường.  Vì việc quyết định bỏ việc về quê tôi đã có dự tính, chuẩn bị lên kế hoạch kỹ cho hành trang lập nghiệp từ trước", anh Tư chia sẻ.

"Tôi cũng bắt đầu cảm thấy ngột ngạt, bon chen khi sống tại Hà Nội, cùng với công việc bận tối mắt tối mũi, bất kể giờ giấc khiến tôi nhiều khi mệt mỏi" - Nguyễn Văn Tư nói thêm.

Năm 2014, anh Tư đầu tư vốn để trồng nấm đông trùng hạ thảo nhưng thất bại vì không có đầu ra. Nghĩ về thất bại, anh nhận ra nhu cầu phơi, sấy cao và đa dạng mặt hàng. 

Không chỉ là các loại nấm mà các loại dược liệu, nhiều nông sản khác cũng có nhu cầu máy sấy rất cao. Nhưng nếu đem phơi, sấy theo cách truyền thống, sấy nhiệt thì sản phẩm sẽ bị biến đổi màu hoặc giảm chất lượng.

Thanh Hóa: Từ bỏ chuyên gia nghiên cứu “thần dược” được vạn người mê, về chế tạo máy sấy thăng hoa kiếm tiền tỷ - Ảnh 2.

Hiện công ty của anh Nguyễn Văn Tư đã sản xuất được các loại máy sấy với nhiều kích cỡ khác nhau, để đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân.

Anh Tư rất "khoái" công nghệ sấy thăng hoa (sấy ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp). Sấy thăng hóa có nhiều điểm ưu việt đó là giúp sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu dược phẩm giữ được nguyên vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị. Điều này cũng góp phần tăng trị giá sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm mang giá trị cao như đông trùng hạ thảo.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt, anh Nguyễn Văn Tư cho biết: "Ở Việt Nam thời điểm đó, hầu như chưa có công ty nào tự sản xuất được loại máy sấy này. Đa phần các loại máy sấy nhiệt độ thấp phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí rất cao nên chúng ta khó có thể tiếp cận được công nghệ sấy. Chính vì vậy, tôi quyết định tìm tòi, nghiên cứu làm ra một sản phẩm tương tự, phù hợp với nhu cầu thực tế để giúp đỡ bà con".

Vượt khó chế tạo máy sấy ưu việt

Nghĩ là làm, Tư bắt tay vào mày mò nghiên cứu. Anh không ngại bỏ thời gian mấy tháng trời "ăn dầm nằm dề" ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để học về điện lạnh và tự động hóa. 

Tư chia sẻ: "Với phương châm tận dụng những thứ sẵn có, thay đổi và tích hợp phù hợp để tạo ra cái mình cần, tôi bắt đầu hành trình tạo ra chiếc máy cho riêng mình".

Ròng rã hàng năm trời như thế cuối cùng anh cũng thành công. Lúc ấy, anh vui sướng, chụp hình đem khoe thành tích lên facebook. 

"Sau đó, cộng đồng trồng nấm đông trùng hạ thảo ở Việt Nam xôn xao. Mọi người tấp nập vào liên hệ, hỏi han tôi bởi ở Việt Nam từ lâu đã có nhiều người nghiên cứu về công nghệ sấy thăng hoa nhưng vẫn rất ít người thành công...", anh Tư nhớ lại.

Thanh Hóa: Từ bỏ chuyên gia nghiên cứu “thần dược” được vạn người mê, về chế tạo máy sấy thăng hoa kiếm tiền tỷ - Ảnh 3.

Hiện anh Nguyễn Văn Tư hiện vẫn đang nghiên cứu thêm để nâng cao công nghệ cho máy sấy thăng hoa Bạch Mã của mình.

"Ban đầu, khi mới nghiên cứu, sản xuất nhỏ lẻ, tôi hợp tác với một số đơn vị tư nhân. Sau khi nhận được những phản hồi tích cực, tôi có ý định thành lập doanh nghiệp để thuận tiện hơn trong quá trình quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, giá trị của một máy sấy thăng hoa rất cao (dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng), điều này đồng nghĩa với việc vốn đầu tư lớn" - guyễn Văn Tư trăn trở.

Hơn nữa, máy sấy thăng hoa là sản phẩm khoa học chưa phổ biến nên việc tìm mua vật tư, linh kiện rất khó, thuê nhân công cũng cần người có chuyên môn, trình độ nhất định. Thêm vào đó là chi phí xây nhà xưởng, vận chuyển hàng, trả lương nhân công… tất cả những điều trên khiến anh Tư trăn trở rất nhiều thêm.

Từng bước khẳng định giá trị

Không chịu khuất phục, Nguyễn Văn Tư từng bước giải quyết những khó khăn. Đến đầu năm 2019, Công ty TNHH Thiết bị Bạch Mã được thành lập. 

Hơn 100 chiếc máy sấy đủ kích cỡ, công suất từ loại bé nhất (5kg/ mẻ sấy) đến loại lớn hơn (100kg/ mẻ sấy) được xuất ra thị trường sau gần 2 năm hoạt động thu về hàng chục tỷ đồng. Hiện công xưởng đang tạo việc làm cho 12 lao động với mức thu nhập 9-12 triệu/ tháng.

Thanh Hóa: Từ bỏ chuyên gia nghiên cứu “thần dược” được vạn người mê, về chế tạo máy sấy thăng hoa kiếm tiền tỷ - Ảnh 4.

Hiện máy sấy thăng hoa của Công ty Bạch Mã đang dần được thị trường tin dùng.

Máy sấy Bạch Mã đang từng bước khẳng định giá trị qua sự tin tưởng của khách hàng. 

Anh Đặng Văn Tâm (tỉnh Tiền Giang, khách hàng của anh Tư) cho biết, thiết bị Bạch Mã là một đơn vị mới nên lúc đầu có chút e ngại khi lựa chọn mua máy sấy thăng hoa tại cơ sở này nhưng khi sử dụng thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi chất lượng và tính ổn định của hệ thống.

Nói về những chiếc máy sấy của mình, Tư hào hứng: "Những chiếc máy này có giá thành chỉ bằng 2/3 so với máy nhập khẩu có cùng công suất cũng như độ bền, tuy nhiên máy có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn hơn, được đưa vào nhiều hệ thống tự động hóa nên hoàn toàn tự động, dễ vận hành".

Hiện tại, máy sấy thăng hoa sản xuất ra chủ yếu được dùng trong ngành dược liệu và đang từng bước tiếp cận thị trường ngành nông sản. 

Anh Tư tâm sự: "Tôi muốn đưa công nghệ thăng hoa vào khâu chế biến sau thu hoạch góp phần nâng cao giá trị nông sản. Nông sản Việt Nam mặc dù rất phong phú nhưng khâu chế biến sau thu hoạch rất kém, chủ yếu là xuất thô sang các nước như Thái Lan, Trung Quốc để chế biến rồi lại nhập về với giá cao hơn rất nhiều".

Ngoài xưởng sản xuất máy tại quê nhà anh Nguyễn Văn Tư còn mở cơ sở ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, anh đang đầu tư xây dựng thêm Công ty Chế biến Nông sản ở Bình Dương.

Bằng những nhiệt huyết tuổi trẻ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, anh Nguyễn Văn Tư đã và đang từng bước khẳng định mình trên thị trường cũng như thực hiện mong muốn nâng cao chất lượng nông sản Việt
.Sấy thăng hoa (freeze drying) là một kỹ thuật còn được gọi là đông khô (lyophilisation) hay còn gọi là kỹ thuật khử nước (dehydration). Công nghệ sấy thăng hoa hường được sử dụng để bảo quản các loại vật liệu nói chung và thực phẩm nói riêng, giúp thuận tiện hơn cho vận tải, cũng như giữ được các phẩm chất của sản phẩm ban đầu. Freeze drying hoạt động bằng cách cấp đông nhanh các nguyên liệu và sau đó giảm áp suất môi trường để cho phép các tinh thể đá đông (ẩm đóng băng) trong nguyên liệu có thể thăng hoa trực tiếp từ pha rắn sang pha khí.

Theo Hoài Thu - Hữu Dụng/danviet.vn
https://danviet.vn/thanh-hoa-bo-luong-nghin-do-ve-que-che-tao-ra-loai-may-say-thang-hoa-9x-van-kiem-tien-ty-nhu-thuong-20210427112305115.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập234
  • Hôm nay33,172
  • Tháng hiện tại341,770
  • Tổng lượt truy cập92,719,434
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây