Học tập đạo đức HCM

Thu nhập khủng từ trồng đào Tết tại Hải Phòng

Thứ năm - 28/01/2021 18:24
Từ nhiều năm nay, cùng với quá trình phát triển đô thị hóa, nhiều làng nghề hoa cây cảnh dần mất đi.
t68.JPG
Bác Bùi Viết Dân đang chăm sóc những cây đào của gia đình.

Tuy vậy, nhờ sự cần cù, chịu khó và sáng tạo nên người dân huyện An Dương (TP. Hải Phòng) vẫn bảo tồn và phát huy được giá trị kinh tế từ nghề trồng đào mà cha ông để lại, mang lại nguồn thu  khủng.

Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang đến gần. Những ngày này, nhà vườn   huyện An Dương đang tập trung cho việc chăm sóc vườn đào để sẵn sàng cung ứng cho thị trường không chỉ phục vụ nhu cầu người chơi Tết tại Hải Phòng mà cung cấp cho nhiều thị trường trên cả nước.

Với cái rét tê tái của những ngày cuối năm, có mặt tại thôn Tiến Lập, xã Đặng Cương, chúng tôi thấy hàng vạn cây đào đã không còn màu xanh của lá, và cũng chưa thấy sắc thắm của hoa. Để hoa đào nở rộ vào đúng dịp Tết, người chơi được thưởng thức dài ngày hơn, người trồng đào phải tính toán từng ngày. Mỗi giống đào có chu kỳ phát triển khác nhau, do đó ứng với thời điểm tiện thân, tuốt lá cũng khác nhau.

t68b.JPG
Những gốc đào cổ thụ có tuổi đời lên đến 60 - 70 năm tuổi.

Đang nhanh tay chăm sóc vườn đào của gia đình, bác Bùi Viết Dân ở thôn Tiến Lập,  với kinh nghiệm 20 năm trồng và chăm sóc đào, cho biết: “Nhiều năm nay, đào rừng được khách hàng ưa chuộng hơn, nhu cầu chơi những gốc đào lâu năm tăng vọt nên người trồng đào cũng nhanh chóng nắm bắt để đáp ứng thị trường. 300 gốc đào của gia đình đều được tôi tìm mua trên vùng Tây Bắc. Sau khi mang về trồng phải chăm sóc cẩn thận, đào phải được trồng trên đất ải, đất mới, trải qua quá trình tỉa rễ, ghép mắt và những công đoạn chăm sóc tỉ mỉ kéo dài nhiều tháng mới có thể biết được cây đào có thể sinh trưởng được hay không”.

“Vườn đào của tôi có cây 60 – 70 tuổi, trồng đào cho thu nhập khá cao; trung bình cho thuê khoảng 5 triệu đồng/cây, cây đẹp có giá bán lên đến 70 triệu đồng/cây. Có năm gia đình thu hàng tỷ đồng từ trồng đào (còn phụ thuộc vào giá đào mỗi năm), nhưng cũng có năm gần như thất bại, bởi đào còn phụ thuộc phần lớn vào thời tiết, may rủi. Như năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, tầm 15/12 (âm lịch), đào mà chưa báo lộc là coi như thất bại” - bác Dân cho biết thêm.

Cũng theo bác Nguyễn Văn A., xã Đặng Cương: “Với 8 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) trồng đào của gia đình, mỗi vụ Tết đến cũng cho thu nhập vài trăm triệu đồng, nhưng vất vả lắm, thời tiết quyết định tất cả, có khi tay trắng nếu ông Trời không ủng hộ. Vườn đào của gia đình đã có khách đến đặt thuê trước cả tháng nay rồi, chủ yếu là phục vụ khách quen”.

Khác với các hộ dân trồng đào tại xã Đặng Cương, người nông dân trồng đào tại xã Đồng Thái, chủ yếu cho người chơi bình dân.

t68c.JPG

Một chủ vườn tại xã Đồng Thái chia sẻ: “Gia đình tự trồng 40 gốc đào, bán với giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng một gốc, tùy vào kích thước cây, dáng cây, phục vụ phần lớn cho những người chơi bình dân. Năm ngoái, gia đình  thu nhập khoảng 40 triệu đồng, mong năm nay đào được giá hơn để bõ công chăm sóc của người nông dân”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thùy, Chủ tịch UBND xã Đồng Thái, cho biết: “Nguồn thu nhập của người dân trong xã phần lớn phụ thuộc vào việc trồng hoa, cây cảnh. Diện tích trồng đào của xã năm nay tăng lên 40ha, quất 20ha, các loại hoa khác 10ha. Thời tiết năm nay khá khó khăn cho cây hoa, nên phần lớn diện tích hoa đang phát triển chậm hơn so với mọi năm. Doanh thu từ hoa, cây cảnh của Đồng Thái năm 2020 khoảng 60 – 70 tỷ đồng, giúp người dân nâng cao thu nhập”.

Dù có lắm nhọc nhằn, vất vả nhưng không thể phủ nhận nghề trồng hoa đào đã mang lại nguồn thu nhập cao hơn với cấy lúa, giúp người nông dân ổn định cuộc sống. Không những thế, hoa đào còn tạo nên sức hút của vùng quê mỗi khi Tết đến Xuân về, giúp gìn giữ và phát huy nghề truyền thống ông cha để lại.

 Theo Phạm Trang - Trung Kiên/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/thu-nhap-khung-tu-trong-dao-tet-tai-hai-phong-post40251.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay18,172
  • Tháng hiện tại1,304,597
  • Tổng lượt truy cập88,659,667
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây