Học tập đạo đức HCM

Làng nghề nón lá Sai Nga được công nhận là Di sản Văn hóa

Thứ năm - 28/01/2021 22:52
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận làng nghề nón lá Sai Nga là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia - loại hình thủ công truyền thống.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận làng nghề nón lá Sai Nga, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình  thủ công truyền thống.

Chứng nhận làng nghề nón lá Sai Nga là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TN

Chứng nhận làng nghề nón lá Sai Nga là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TN

Sự kiện này là niềm vui không chỉ cho các nghệ nhân và bà con Sai Nga nói riêng mà còn là niềm tự hào của người dân đất Tổ. Đây cũng là bước đi quan trọng trong xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương; giúp cho nghề làm nón ở Sai Nga phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Chia sẻ về gốc tích của nghề làm nón, các bậc cao niên còn sống ở địa phương cho biết nghề nón nơi đây xuất hiện chính thức và phát triển mạnh mẽ từ khoảng những năm 1950. Đầu tiên là một số người dân ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) trong thời kỳ tản cư về đất Sai Nga, họ đã mang theo nghề làm nón. Trải qua thời gian, nghề làm nón lá Sai Nga vẫn được người dân bảo tồn, phát triển.

 Hiện xã Sai Nga có một hợp tác xã nón lá với 26 hộ thành viên, các gia đình trong hợp tác xã liên kết hỗ trợ nhau về kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu vào, đầu ra. Hàng năm hợp tác xã đã tổ chức được các lớp tập huấn về kỹ thuật làm nón.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Giám đốc hợp tác xã nón lá Sai Nga cho biết: “Năm nay rất vinh dự cho làng nghề chúng tôi được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, đây là niềm tự hào của người dân trong làng nghề và trong tỉnh; từ đây mở ra hướng đi phát triển mới cho làng nghề và các thành viên trong hợp tác xã đã cùng giúp đỡ lẫn nhau truyền dạy nghề cho nhau, đặc biệt chú ý truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ nhằm bảo tồn phát triển nghề nón lá truyền thống ở địa phương”.

Các thế hệ người dân Sai Nga truyền dạy nhau để giữ nghề truyền thống. Ảnh: TN

Các thế hệ người dân Sai Nga truyền dạy nhau để giữ nghề truyền thống. Ảnh: TN

Bình quân mỗi năm cả làng sản xuất ước đạt hơn 600.000 chiếc nón, doanh thu hàng chục tỷ đồng. Sản phẩm làm ra đều được thương lái thu mua tận nơi hoặc bán tại chợ phiên, nhưng đa phần người làm nón ở Sai Nga vẫn thích đem nón đến chợ phiên và coi đó như một nét văn hóa của làng. 

Người dân Sai Nga vui mừng đón bằng công nhận. Ảnh: TN

Người dân Sai Nga vui mừng đón bằng công nhận. Ảnh: TN

Theo Mạnh Thuần/nongnhiep.vn
https://nongnghiep.vn/lang-nghe-non-la-sai-nga-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-d282739.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay18,144
  • Tháng hiện tại1,304,569
  • Tổng lượt truy cập88,659,639
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây