Học tập đạo đức HCM

Thủ tướng yêu cầu làm nhanh gói hỗ trợ vì “cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn”

Chủ nhật - 05/04/2020 08:04
(Chinhphu.vn) – Chiều nay, 5/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu việc chi trả hỗ trợ phải thuận lợi cho người lao động, người gặp khó khăn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu việc chi trả hỗ trợ phải thuận lợi cho người lao động, người gặp khó khăn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Dự thảo Nghị quyết đã được đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 vào ngày 1/4 vừa qua và được Chính phủ thống nhất cao. Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số bộ, ngành liên quan rà soát kỹ, tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Thủ tướng ký ban hành.

Tại cuộc họp hôm nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo kết quả rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cần phải được triển khai ngay vì đời sống người dân và người lao động đang rất khó khăn. Đồng thời phải tính độ trễ của việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định, nhằm bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả của chính sách. “Khi dịch bệnh lây lan thì tình người cũng lan tỏa, đó là giải pháp không có trong mọi kế hoạch nhưng luôn phải được thực thi một cách nhanh chóng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tại cuộc họp, các bộ, ngành liên quan thảo luận về báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tập trung vào các nội dung: Mức hỗ trợ, thời gian, nguồn và đối tượng hỗ trợ. Các ý kiến đều cho rằng hỗ trực tiếp và càng sớm thì càng tốt. Đối tượng hỗ trợ là người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch bệnh. Các ý kiến thảo luận về việc có còn thiếu nhóm đối tượng nào gặp nhiều khó khăn nhưng chưa thuộc diện hỗ trợ hay không với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, Thủ tướng cho rằng, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người yếu thế trong xã hội, những người có thu nhập thấp, mất việc. Do đó, Nhà nước, với các nguồn lực khác nhau, phải tìm mọi cách để hỗ trợ các đối tượng yếu thế vượt qua khó khăn, bảo đảm cuộc sống tối thiểu, không để “đói cơm lạt muối” cũng như dưỡng sức cho người lao động để tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội để bảo đảm cuộc sống tối thiểu, tái sản xuất sức lao động cho người dân có ý nghĩa quan trọng.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề nghị các Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước phối hợp tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan. Thủ tướng cũng giao các bộ liên quan xây dựng báo cáo tổng quát trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xin ý kiến về những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền.

Về đối tượng, Thủ tướng cho biết, cơ bản các ý kiến thống nhất với các nhóm đối tượng mà các bộ đề xuất, trong đó có 6 nhóm đối tượng mà ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp, 1 nhóm đối tượng là doanh nghiệp được vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất 0% để hỗ trợ người lao động. “Nhân vô thập toàn, nếu còn sót đối tượng này, đối tượng kia mà xã hội quan tâm thì tiếp tục bổ sung”. Thủ tướng cũng lưu ý việc hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm, không bảo đảm mức sống tối thiểu, trong đó có nhóm đối tượng người nghèo, cận nghèo, người có công, lao động có hợp đồng bị nghỉ việc không lương, lao động tự do mất việc làm…

Về thời gian hỗ trợ, phương pháp hỗ trợ, các ý kiến cũng nhất trí với tinh thần Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ra. Thủ tướng nhấn mạnh, việc chi trả làm sao phải tạo thuận lợi cho người lao động, người gặp khó khăn, chứ không phải tháng nào cũng phải chạy đi xin.

Về nguồn để sử dụng cho việc hỗ trợ, Thủ tướng nêu rõ, có nguồn từ tiết kiệm chi thường xuyên như giảm chi cho hội nghị, hội thảo, đi công tác nước ngoài, giảm tổ chức các lễ hội. Bên cạnh đó, có nguồn từ tăng thu 2019 và sử dụng nguồn dự phòng ngân sách năm 2020 và các nguồn hợp pháp khác.

Thủ tướng lưu ý, phải nêu rõ số tiền từng nguồn, ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương phân bổ thế nào, “các cấp đều phải có trách nhiệm chứ không chỉ Trung ương”.

Các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chuẩn bị kỹ việc hướng dẫn các địa phương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thuận lợi để người dân biết, các cơ quan đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát thực hiện, chống tiêu cực, tham nhũng, xử lý nghiêm các vi phạm, “chứ không phải cứ lòng vòng mãi mà không nhận được tiền”. “Ai chịu trách nhiệm cái này, có phải Chủ tịch UBND tỉnh và dưới tỉnh là huyện, xã, phường không?”, Thủ tướng nêu rõ việc giao quyền, trách nhiệm cụ thể cho cấp cơ sở.

Nhấn mạnh các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đời sống nhân dân, Thủ tướng cho biết, riêng ngành điện lực đã hỗ trợ gần 12.000 tỷ đồng về giá điện, ngành viễn thông cũng hỗ trợ gần 15.000 tỷ đồng…

“Phải làm nhanh hơn vì cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn”, Thủ tướng nói.

Đức Tuân/Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm167
  • Hôm nay34,854
  • Tháng hiện tại265,558
  • Tổng lượt truy cập92,643,222
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây