Học tập đạo đức HCM

Giải pháp thích ứng cho cây trồng, vật nuôi trong mùa hạn, mặn

Chủ nhật - 05/04/2020 03:35
2020 là năm ĐBSCL chịu hạn, mặn khốc liệt nhất. Giải pháp nào ứng phó thích ứng để bảo vệ vườn cây và đàn gia súc, vật nuôi?
Cán bộ BVTV nói về hệ thống tưới nhỏ giọt của nhà vườn ở Sóc Trăng. Ảnh: Minh Đảm.

Cán bộ BVTV nói về hệ thống tưới nhỏ giọt của nhà vườn ở Sóc Trăng. Ảnh: Minh Đảm.

Khả năng chịu mặn của cây trồng

Gần đây, tại hội thảo bàn về giải pháp quản lý đất canh tác trong điều kiện hạn, mặn ở vùng ĐBSCL, các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ đã đưa ra nhiều tham luận, đóng góp ý kiến giúp nhà nông giảm thiểu tác hại trong sản xuất nông nghiệp.

PGS.TS Lê Vĩnh Thúc, Bộ môn khoa học cây trồng, cho rằng: Nước mặn là nước có chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, K+, HCO3-, SO42- và Cl-. Mặn là một trong các tác nhân làm giảm năng suất cây trồng rất lớn. Mức độ thiệt hại do mặn có mối quan hệ với khả năng chịu mặn của cây.

Đặt vấn đề làm thế nào tăng khả năng hấp thụ nước của cây khi hiện diện của mặn.  

Giảm ảnh hưởng của mặn bằng cách như: Rửa mặn, hạn chế bốc thoát hơi nước, sử dụng các khoáng để bón như canxi, kali và kết hợp các biện pháp trên.

Dẫn chứng về sử dụng nước mặn tưới cho cây trồng, Israel dùng nước mặn cho cây bông vải bằng phương pháp tưới phun (5 dS/m), cải đường (4,4 dS/m) (dS/m là đơn vị đánh giá độ mặn - 1 dS/m tương đương 0,64‰). Ở Mỹ, California nước mặn 3,2 dS/m tưới cho cây trồng theo thời gian, năng suất giảm. Ở Ấn Độ sử dụng nước tưới có nồng độ mặn 2‰ để tưới cho cây trồng.

Theo PGS.TS Lê Vĩnh Thúc, khi sử dụng nước mặn tưới cho cây lưu ý thời gian và cách tưới có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Sử dụng nước có nồng độ mặn thấp hơn, có hệ thống thoát nước rửa mặn.

Qua thử nghiệm thực tế tưới mặn nồng độ 2‰ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mè, phun Silic duy trì màu xanh của lá mè trong điều kiện mặn, phun Silic 100 ppm có thể giúp cây mè chống chịu mặn.

Cách nào ứng phó trong chăn nuôi

Trong tình hình hạn, mặn đang diễn ra ở ĐBSCL, GS Nguyễn Văn Thu - Khoa Nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ, cho rằng: Hạn, mặn sẽ ảnh hưởng tiêu cực (thường kỳ và bất thường) đến cây trồng và thủy sản và làm gia tăng sự nghèo khó. Trong điều kiện đất đai không được cải thiện sẽ làm giảm hay mất nguồn phụ phẩm, đồng cỏ, thiếu nước ngọt, uống nước nhiễm mặn, suy dinh dưỡng, giảm sức khỏe và gây ra dịch bệnh.

Đối với loại hình chăn nuôi công nghiệp ảnh hưởng ít, nhưng chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ thì lớn. Nếu hạn mặn gây ảnh hưởng trầm trọng cần có sự chuyển đổi về các mô hình chăn nuôi để nâng cao khả năng thích ứng.

Chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Linh.

Chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Linh.

Trước tiên ảnh hưởng của hạn - mặn trực tiếp đến chăn nuôi gia súc gia cầm (GSGC). Uống nước mặn, đàn vật nuôi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đến vượt ngưỡng chịu đựng, ngộ độc và nghiêm trọng là bệnh về thận.

Sức đề kháng giảm, gây bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả, cúm, E.Coli, phó thương hàn, tụ huyết trùng. Giải độc muối dư thừa bằng cách sử dụng nước mặn, bị ngộ độc muối cao hơn, có thể chết do phá vỡ sự cân bằng anion-cation trong cơ thể.

Về khả năng chịu mặn GSGC: Gà vịt chịu đựng mặn từ 1‰ – 2‰, heo dưới 4‰, trâu, bò và dê dưới 7‰, vịt biển từ 11‰ – 15‰. Gia súc non, đang mang thai và cho sữa chịu mặn kém hơn ở gia súc trưởng thành và gia súc nuôi thịt.

Theo GS Thu, giải pháp chăn nuôi thích ứng hạn mặn, hạn chế mặn, phát triển và dự trữ nước ngọt, cây trồng thích ứng, bảo tồn và tận dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn để chăn nuôi (ví dụ: cây bần, mắm, đước, lức…).

Lựa chọn những loài và giống vật nuôi phù hợp với địa phương, thích ứng hạn mặn và dịch bệnh để phát triển và có đầu tư lâu dài (ví dụ: gà, vịt, dê cừu, bò, thỏ, động vật hoang dã). Chọn mô hình chăn nuôi công nghiệp mới (gà, vịt biển, heo, thỏ…), mô hình chăn nuôi kết hợp thông minh (ví dụ: thỏ, tôm và cỏ; dê, cây cỏ chịu mặn và cây ăn trái; bò sữa, bò thịt, lúa và cỏ chịu mặn, tôm cá…) và giảm khí thải.

Đầu tư về nghiên cứu, thử nghiệm và dự án về mô hình chăn nuôi mới, tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi (thức ăn gia súc, đồng cỏ, phụ phẩm trồng trọt) thích ứng hạn mặn và giảm khí thải hiệu ứng nhà kính. 

Ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, cụ thể là hạn hán và xâm nhập mặn về sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Ngành chăn nuôi cũng bị tác động về khó khăn trong phát triển sản xuất, tuy nhiên với những kinh nghiệm phát triển công nghệ về nền Nông Nghiệp Muối (Saline Agriculture) của thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể nghiên cứu và phát triển các mô hình chăn nuôi có hiệu quả để thích ứng.

(GS Nguyễn Văn Thu)

Theo Hưng Phú/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập96
  • Hôm nay32,346
  • Tháng hiện tại263,050
  • Tổng lượt truy cập92,640,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây