Học tập đạo đức HCM

Thuận Thành: Nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả cao

Thứ tư - 08/04/2020 01:11
Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Thuận Thành (Bắc Ninh) đã có 17/17 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.
t42.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến (người đầu tiên bên phải) thăm mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ông Nho ở xã Hoài Thượng.

Theo rà soát, huyện cũng đạt 9/9 tiêu chí về NTM theo Quyết định 558/QĐ-TTg, địa phương đang trình hồ sơ chờ cấp trên thẩm định, Thủ tướng công nhận.

Thành công từ những xã điểm

Năm 2011, khi bắt tay vào thực hiện Chương trình XDNTM, Thuận Thành chỉ có 47% số xã trên địa bàn đạt từ 9 tiêu chí trở lên; các tiêu chí chưa đạt chủ yếu về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, trường học và các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, tỷ lệ người dân tham gia BHYT,... Cùng với đó là nhiều vấn đề thuộc về tâm lý, tập quán, lối sống vốn đã ăn sâu bám rễ trong từng cộng đồng, khiến cho XDNTM gặp không ít khó khăn.

An Bình là một trong những xã làm điểm XDNTM của Thuận Thành. Trước khi triển khai, qua rà soát, An Bình chỉ đạt 12/19 tiêu chí. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn của xã còn nhiều bất cập như: Quy hoạch còn thiếu đồng bộ, đường giao thông chưa bảo đảm, nhiều công trình thủy lợi bị xuống cấp chưa đáp ứng được việc phục vụ tưới tiêu; công tác tuyên truyền về bảo hiểm y tế còn hạn chế, tỷ lệ người dân tham gia mua bảo hiểm còn thấp; ngành nghề lao động nông thôn chưa phát triển dẫn tới thu nhập của người dân còn thấp,…

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân xã An Bình đã đồng lòng, chung sức xây dựng quê hương ngày một thay đổi. Sau gần 4 năm thực hiện, năm 2014, An Bình được công nhận đạt chuẩn NTM.

 Từ những đơn vị điểm như An Bình, Ban chỉ đạo XDNTM huyện Thuận Thành đã rút ra những bài học kinh nghiệm để triển khai chương trình tới các xã khác một cách hiệu quả. Bởi vậy, qua từng năm, lần lượt các xã trên địa bàn huyện cán đích NTM; đến cuối năm 2019, 03 xã cuối cùng là Trạm Lộ, Hà Mãn, Ngũ Thái được công nhận đạt chuẩn NTM.

Đến những mô hình nông nghiệp giá trị cao

Ở Bắc Ninh, Thuận Thành được biết đến là địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa nhanh, nơi đây còn là vùng đất phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp giá trị cao khá ấn tượng. Đến nay, trên địa bàn huyện có 25 trang trại chăn nuôi theo công nghệ chuồng kín, diện tích chuồng trại 92.410m2 với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn, uống tự động, nuôi thường xuyên 40.750 con lợn, 90.000 con gà đẻ và 34.000 con gà bố mẹ. Các trang trại áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas phủ bạt và chế phẩm vi sinh,...  Bởi vậy, dịch tả lợn châu Phi vừa qua hầu như không ảnh hưởng tới các mô hình này.

t43.jpg
 

Thu dọn vệ sinh môi trường đồng ruộng Xã Trạm Lộ.

Lĩnh vực trồng trọt, toàn huyện hiện có 05 cơ sở xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn  (7.000m2) tại các xã Hoài Thượng, Ninh Xá, Nghĩa Đạo và Đại Đồng Thành; 01 mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ tại xã Ngũ Thái, diện tích 3ha. Tại xã Nguyệt Đức, Công ty CP Đầu tư và xây dựng DELCO đầu tư xây dựng mô hình trang trại thông minh, thiết kế theo chuẩn công nghệ cao, tiên tiến, đi vào hoạt động từ năm 2017 với diện tích khoảng 6ha, bao gồm: Khu chăn nuôi gà đẻ trứng quy mô 50.000 con, 6.000m2 nhà kính trồng dưa lưới Nhật Bản, cà chua và 1.500m2 nhà kính trồng các loại rau theo phương pháp thuỷ canh.

Đáng chú ý là mô hình của gia đình ông Nguyễn Văn Nho (thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng), với 30ha đi thuê để trồng cây cam từ năm 2015, trong đó 5ha đã cho thu hoạch với năng suất 30 tấn/ha, đem lại doanh thu khoảng 5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho 40 lao động với thu nhập 8-9 triệu đồng/người/tháng.

Về tới các địa bàn trong huyện Thuận Thành hôm nay, đâu đâu cũng bắt gặp những đánh giá tích cực về sự hiệu quả thiết thực của Chương trình XDNTM và những câu chuyện về cách làm giàu, cách làm sáng tạo của những hộ dân, những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Những câu chuyện ấy đang là niềm vui và cũng là những thông điệp tuyên truyền tiếp tục lan tỏa tới từng người dân, từng địa bàn, từng tổ chức..., góp phần đưa Thuận Thành ngày một đi lên..

Theo  Đình Hợi/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay61,626
  • Tháng hiện tại245,807
  • Tổng lượt truy cập88,924,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây