Học tập đạo đức HCM

Thủy sản vượt rào, tăng tốc xuất khẩu vào Mỹ, EU

Thứ bảy - 03/04/2021 11:35
Sau nhiều khó khăn, ngay từ những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục. Không chỉ ở thị trường Trung Quốc, mà Mỹ và các nước châu Âu cũng tăng tốc nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

Xuất khẩu tăng tốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 170.000 tấn, trị giá 685 triệu USD, tăng 7,94% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với tháng 3/2020.

Tính chung quý I/2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 422.300 tấn, trị giá 1,687 tỷ USD, tăng 4,77% về lượng và tăng 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

2 tháng đầu năm 2021, trong khi xuất khẩu cá tra, basa và cá đông lạnh của Việt Nam giảm thì xuất khẩu tôm các loại ổn định, trong khi xuất khẩu chả cá, mực các loại, cá khô, cá đóng hộp tăng mạnh.

Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôm các loại đạt 42.400 tấn, trị giá 376 triệu USD, tăng 0,1% về lượng, nhưng giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cá tra, cá basa trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 101.500 tấn, trị giá 201,3 triệu USD, giảm 2,4% về lượng và giảm 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài thị trường Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU có nhiều dấu hiệu khả quan. 

Ngoài thị trường Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU có nhiều dấu hiệu khả quan. 

Ví dụ như tại Đức, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Đức trong tháng 1/2021, đạt 17,04 triệu USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2020. 

Thị phần thủy sản Việt Nam tính theo trị giá trong tổng nhập khẩu của Đức tăng từ mức 6,3% trong tháng 1/2020, lên 8,5% trong tháng 1/2021.

Thủy sản vượt rào, tăng tốc xuất khẩu vào Mỹ, EU - Ảnh 1.

Xuất khẩu cá tra, cá basa trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 101.500 tấn, trị giá 201,3 triệu USD. Ảnh: I.T

Thủy sản vượt rào, tăng tốc xuất khẩu vào Mỹ, EU - Ảnh 2.

Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Đáng chú ý, mục tiêu cụ thể đặt ra là phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3 - 4%/năm; tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD…

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, để đạt được con số sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn, doanh nghiệp rất ủng hộ các nhiệm vụ, đề xuất đặt ra.

"Hiện nay, nhiều nhóm hàng ngành nông nghiệp đang phấn đấu để trở thành nhóm hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, thủy sản đã là nhóm hàng hóa xuất khẩu rồi, có mà không giữ thì sẽ dần bị đuối" - ông Nam nói.

Ông Nam đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề đáp ứng các yêu cầu tăng cao, phi thuế quan của thị trường nhập khẩu.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến phân tích, theo tài liệu nghiên cứu cho thấy, nguồn lợi thủy sản trước đây là 4,36 triệu tấn nhưng hiện nay đang suy giảm nhanh. Do đó, định hướng chung là giảm sản lượng khai thác từ 3,8 triệu tấn xuống 2,8 triệu tấn, đi kèm với đó là phải gắn với bảo tồn thủy sản.

"Về nuôi trồng, dư địa của Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì cần chú trọng đến giống, vật tư nông nghiệp và hạ tầng thủy sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực chế biến, phát triển thị trường" - ông Phùng Đức Tiến nói.

Lãnh đạo Bộ NNPTNT nhấn mạnh, về cơ chế chính sách, sẽ phải tính đến chuyện giao mặt nước biển, tín dụng thế nào, thị trường...

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề cập đến góc độ cần cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, theo chuỗi và nâng cao giá trị.

"Về nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản, những năm qua chúng ta vẫn có những lô hàng bị trả lại do chưa kiểm soát chặt chẽ được môi trường nuôi, hoặc vấn đề tồn dư kháng sinh... Do đó, cần giải quyết căn bản các vấn đề này, qua đó, đạt được trị giá xuất khẩu 14 - 16 tỷ USD trong giai đoạn tới" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói. 

Theo Khánh Nguyên/danviet.vn
https://danviet.vn/thuy-san-vuot-rao-tang-toc-xuat-khau-vao-my-eu-20210402161749765.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay1,200
  • Tháng hiện tại80,307
  • Tổng lượt truy cập101,839,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây