Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Trồng thứ cây gọi thân là củ, tốt um như cỏ dại, đào, nhổ đến đâu thương lái "khuân" hết sạch

Thứ tư - 31/03/2021 13:43
Không chỉ có nông dân trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (một huyện đảo của tỉnh Tiền Giang) sống khỏe, mà công chặt sả thuê cũng sống phây phây nhờ có thu nhập tốt hằng ngày.

Trồng sả, chặt sả đều sống khỏe

Theo Phòng NNPTNT huyện đảo Tân Phú Đông, hiện nông dân huyện này trồng sả hơn 1.900 ha, cho sản lượng hơn 22.000 tấn/năm.

Tiền Giang: Nhờ trồng cây gia vị này, nông dân huyện đảo nghèo nhất “thủ phủ trái cây” sống phây phây - Ảnh 1.

Chặt sả thuê đã giúp nhiều nông dân ở huyện đảo Tân Phú Đông có cuộc sống ổn định.

Diện tích trồng sả ngày càng mở rộng, công chặt sả thuê cũng ngày phát triển theo.

Hiện, trên địa bàn huyện có hơn 20 cơ sở thu mua sả. Vào mùa cao điểm thu hoạch sả, bình quân mỗi ngày một cơ sở có thể thu mua từ vài trăm kg đến vài tấn sả.

Chính vì vậy, để bảo đảm có được sản lượng sả bán cho thương lái hàng ngày, các cơ sở thu mua phải thuê 20-30 công chặt sả. Hầu hết, công chặt sả đều là lao động địa phương.

Theo các cơ sở thu mua sả ở huyện Tân Phú Đông, hiện công chặt sả bình quân 1.000-1.200 đồng/kg, tùy theo thời điểm giá bán cao hay thấp.

Bình quân, mỗi công chặt sả có thể chặt được khoảng 200 kg sả/ngày. Thu nhập bình quân 200.000- 250.000 đồng/người/ngày.

Công việc này không phân biệt nam, nữ, người già hay trẻ em. Có gia đình có 3-5 người tham gia chặt sả thuê.

Ông Đặng Văn Em, chủ cơ sở thu mua sả tại ấp Bà Lắm (xã Phú Thạnh) cho biết, cơ sở thu mua sả của ông hiện có khoảng 30 nhân công chặt sả.

Tiền Giang: Nhờ trồng cây gia vị này, nông dân huyện đảo nghèo nhất “thủ phủ trái cây” sống phây phây - Ảnh 2.

Bà Chiến, một nông dân sống nhờ chặt sả thuê.

"Công việc chặt sả lúc nào cũng có. Mọi người chỉ cần siêng năng là có thu nhập khá, bình quân khoảng 250.000 đồng/người/ngày", ông Em cho biết.

Để có năng suất chặt sả cao, thu nhập tốt, người chặt sả thường ra đồng từ tờ mờ  sớm và đến chạp choạng tới mới về.

Thậm chí, vào cao điểm thu hoạch sả, công chặt sả phải làm việc cả ban đêm.

Trồng sả - cây trồng chủ lực của nông dân

Vào mùa thu hoạch sả rộ, trên những cánh đồng sả, lô nhô các chiếc dù che nắng của công chặt sả thuê.

Theo ông Lê Văn Tốt, Trưởng ấp Cả Thu 1 (xã Phú Thạnh) cho biết, trong ấp hiện có hơn 100 người sống bằng nghề chặt sả thuê.

"Công việc chặt sả luôn có quanh năm. Nhiều hộ có cuộc sống ổn định nhờ việc chặt sả thuê", ông Tốt chia sẻ.

Bà Võ Thị Chiến (ngụ Phú Đông), một công chặt sả cho biết, bà đã theo nghề chặt sả thuê cả chục năm nay.

Tiền Giang: Nhờ trồng cây gia vị này, nông dân huyện đảo nghèo nhất “thủ phủ trái cây” sống phây phây - Ảnh 3.

Một số nông dân ở huyện đảo Tân Phú Đông vừa là người trồng sả vừa là cơ sở thu mua cây sả.

"Việc chặt sả thuê đôi khi thức thuê dậy sớm, nhưng nhờ vậy mà có thu nhập tốt, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn", bà Chiến bộc bạch.

Hiện, ngoài hình thức chặt sả thuê tại ruộng, chặt sả rồi mang về cơ sở thu mua, còn một hình thức khác nữa là chặt thuê sả giống.

Công chặt thuê sả giống không tính theo kg mà tính theo ngày công lao động là 150.000 đồng/ngày/người.

Theo ông Nguyễn Trung Hòa, Phó trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông, cây sả là cây cho thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng ở huyện đảo Tân Phú Đông.

 

Tiền Giang: Nhờ trồng cây gia vị này, nông dân huyện đảo nghèo nhất “thủ phủ trái cây” sống phây phây - Ảnh 4.

Một nông dân ở huyện Tân Phú Đông đang chăm sóc ruộng sả.

"Cây sả là cây trồng chủ lực hiện nay ở địa phương. Cây sả không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho nông dân trồng sả mà còn giải quyết lao động địa phương, giúp người dân trên địa bàn có thu nhập tốt, ổn định", ông Hòa thổ lộ.

Hiện, giá sả tươi tại đồng được thương lái thu mua là 4.500 đồng/kg. Với giá này, nông dân trồng sả đã có lời.  

Theo  Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/tien-giang-trong-thu-cay-goi-than-la-cu-tot-um-nhu-co-dai-dao-nho-den-dau-thuong-lai-khuan-het-sach-2021033015261905.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay17,856
  • Tháng hiện tại96,963
  • Tổng lượt truy cập101,856,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây