Học tập đạo đức HCM

Tin NN Miền Trung: Nhiều nông sản được mùa, được giá

Thứ tư - 13/01/2021 17:45
Nông sản ở một số địa phương thu hoạch trái vụ cho giá trị cao như hành tăm, cà chua giống mới ở Nghệ An và đặc biệt là diễn biến DTLCP bắt đầu xuất hiện ở một số địa phương.
Hành tăm Nghệ An thu hoạch sớm giá cao
Mặc dù đang trong những ngày giá rét, nhưng bà con nông dân huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) thu hoạch hành tăm sớm, có giá bán dao động từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, cao gấp 3 lần giá hành tăm khi chính vụ.
bna_nhieu_ho_vui_mung_gia_hanh_tam_nam_nay_duoc_mua7670338_1012021.jpg
Từ đầu tháng 1/2021, người dân xã Nghĩa Trung đã thu hoạch hành tăm sớm. Ảnh: Minh Thái

Theo bà con nông dân ở đây cho biết, phải còn hơn 1 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch hành tăm, nhưng hiện nay giá hành tăng cao nên nhiều nông dân ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn đã thu hoạch sớm. Thời điểm này, giá hành tăm dao động từ 70 - 80 ngàn đồng/kg, trong khi hành chính vụ chỉ bán được 20 - 25 ngàn đồng/kg.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở các xóm Trung Tâm đã mạnh dạn chuyển từ đất trồng sắn, trồng mía kém hiệu quả sang trồng hành tăm cho hiệu quả kinh tế cao so với trồng các loại cây trồng khác.
Ông Vi Đình Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Trung cho biết thêm: Thời gian qua, cây hành tăm đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân 3 xóm 17, 21 và 22 nay là xóm Trung Tâm. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chuyển đổi những diện tích đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng hành tăm phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Từ sản phẩm hành tăm, người dân có thể bán củ
Trồng giống cà chua mới cho thu hoạch hàng tấn quả
Anh Trần Đức Tiến (SN 1969, chủ một nhà màng ở xóm Hướng Dương, xã Diễn Phong, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã mạnh dạn đưa cà chua giống mới của Israel (Nuvi 708) để trồng trên diện tích 750m2 với số lượng 2.400 gốc. Đến thời điểm này, hàng ngàn gốc cà chua đã cho trĩu quả, cây phát triển mạnh, ít bệnh tật, kháng được bệnh phấn trắng, sương mai.
bna_a22994265_1012021.jpg
Anh Trần Đức Tiến thu hoạch cà chua giống mới của Israel (Nuvi 708). Ảnh: Việt Hòa

Để có được thành quả này, anh Tiến đã ứng dụng tiến bộ mới trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng phân bón thông minh vào sản xuất cà chua giống mới của Israel trong nhà màng.
Đến thời điểm này, anh Tiến đã thu hoạch hơn 1,2 tấn, mức giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Với việc giống cây phát triển chiều dài hàng chục mét, có thể cho thu hoạch rất nhiều chùm quả, thời gian cho quả từ 5 – 6 tháng nữa, dự kiến số lượng cà chua của cả vườn khi kết thúc mùa vụ sẽ lên đến hàng chục tấn.
Hà Tĩnh: Đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại Nghi Xuân
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa tổ chức tiêu huỷ đàn lợn 6 con tại hộ ông Lê Văn Thống ở thôn Hồng Mỹ, xã Xuân Mỹ do “dính” dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
92d2152150t73481l0.jpg
 
Tiêu huỷ đàn lợn 6 con của ông Lê Văn Thống thôn Hồng Mỹ, xã Xuân Mỹ.

Ngày 11/1, nhận tin báo của chính quyền xã Xuân Mỹ, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Nghi Xuân đã tiến hành kiểm tra đàn lợn của hộ ông Thống. Qua kiểm tra, cán bộ chuyên môn nhận thấy đàn lợn có triệu chứng bỏ ăn, xuất huyết ngoài da, tai tím tái. Cán bộ chuyên môn nghi ngờ đàn lợn bị bệnh DTLCP nên đã tiến hành lấy mẫu mang đi xét nghiệm.
Chiều ngày 11/1, UBND huyện Nghi Xuân ra quyết định số 45/QĐ-UBND công bố dịch đối với bệnh DTLCP trên địa bàn xã Xuân Mỹ. Các xã: Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân Viên, Xuân Giang và thị trấn Tiên Điền là khu vực có nguy cơ dịch bùng phát cao, đồng thời đã tổ chức tiêu huỷ toàn bộ lợn bị nhiễm bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi ở thôn Hồng Mỹ vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Tết này người nuôi gà ở Cẩm Xuyên sẽ thu về số tiền khủng
Với mức giá ổn định từ 57 - 60 nghìn đồng/kg, dự kiến Tết này, người nuôi gà ở xã Yên Hòa (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) xuất bán hơn 80 nghìn con gà thương phẩm, thu về gần 12 tỷ đồng
149d0191410t50540l0.jpg
 
Hiện tại, đàn gà của anh Dương đạt trọng lượng từ 2 - 2,5kg/con dù mới chỉ nuôi 2 tháng.

Trang trại gà mía thả vườn được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Nguyễn Hữu Dương (thôn Phú Hòa, xã Yên Hòa) đang tấp nập thương lái vào ra đặt mua cho dịp Tết. Gia đình anh Dương nuôi gà theo hình thức gối đầu, mỗi lứa khoảng 2.000 con. Riêng lứa gà Tết năm nay, gia đình anh nuôi 3.000 con để có đủ nguồn cung cho thị trường Tết.
Nhờ chăm sóc tốt, gà đã đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con. Với mức giá ổn định 57 - 60 nghìn đồng/kg như thời điểm hiện tại, Tết này gia đình tôi dự kiến thu về khoảng hơn 450 triệu đồng, trừ hết chi phí thu lãi khoảng 90 triệu đồng”.
Ông Phan Xuân Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Hòa cho biết: "Hiện tại, xã Yên Hòa là địa phương chăn nuôi gà lớn nhất trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, với khoảng hơn 140 nghìn con. Trong đó, khoảng 80 nghìn con đang đến kỳ xuất bán, tập trung chủ yếu ở các thôn: Phú Hòa (60 nghìn con), Bắc Hà (50 nghìn con)... Năm nay, giá gà ổn định từ 57 - 60 ngìn đồng/kg, nên bà con rất phấn khởi. Ước tính từ nay đến Tết Nguyên đán, người dân thu về khoảng hơn 12 tỷ đồng từ việc xuất bán gà thương phẩm”.
Quảng Bình: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Ông Tưởng Chí Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Trạch cho hay, từ ngày 29-11-2020 đến ngày 3-1-2021, trên địa bàn huyện Quảng Trạch đã xảy ra DTLCP tại 8 thôn ở các xã: Phù Hóa, Cảnh Hóa, Quảng Phú và Quảng Phương, làm 44 con lợn chết, đã tiêu hủy với trọng lượng 2.199kg. Đến thời điểm hiện tại, bệnh DTLCP trên địa bàn huyện cơ bản đã được khống chế, không phát sinh thêm ổ dịch mới.
Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, trung tâm đã tiếp nhận và phân bổ hơn 4.600 lít hóa chất và thuốc sát trùng cho các địa phương để khử trùng chuồng trại và đàn vật nuôi; phân bổ 7.000 liều vắc xin LMLM, 7.000 liều tụ huyết trùng, 7.760 liều dịch tả lợn, 20.000 liều vắc xin Newcastle…cho các xã trên địa bàn.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, toàn tỉnh có 32.788 con trâu, 100.577 con bò, 213.735 con lợn và trên 3,1 triệu con gia cầm. Để phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, chi cục đã tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, như: tiến hành phun hóa chất ở các chuồng trại chăn nuôi của người dân, tiêm phòng vắc xin…
Đến thời điểm hiện tại, các địa phương đã tiêm 115.498 liều vắc xin LMLM trâu bò, 107.292 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, 56.194 liều vắc xin dịch tả lợn, tam liên lợn, 20.077 liều vắc xin dại chó, 1.262.895 liều vắc xin cúm gia cầm. Chi cục đã tiếp nhận, cấp phát 20.000 lít hóa chất Benkocid, 20 tấn Chlorine do Trung ương hỗ trợ và 6.800 lít hóa chất trích từ nguồn kinh phí dự phòng ngân sách tỉnh cho các địa phương thực hiện phun khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh. 
Quảng Trị: Triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh, từ đầu tháng 12/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn bò. Đây là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện và tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Đến nay trong tỉnh đã phát hiện 2 điểm dịch tại xã Vĩnh Tú và xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh với 8 con bò bị bệnh tại 8 hộ (7 hộ ở xã Trung Nam và 1 hộ ở xã Vĩnh Tú).
cho-bo-an-d-tang.jpg
Cho bò ăn đủ chất để tăng sức đề kháng, góp phần phòng, chống dịch bệnh - Ảnh: P.V.T

 
Ngay sau khi phát hiện dịch bệnh, Chi cục CN&TY đã phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng khoanh vùng, tập trung xử lý. Tiến hành tiêu hủy 3 cá thể bò bị nhiễm bệnh nặng của hộ ông Trần Văn Hội, hộ bà Nguyễn Thị Khiếc, thôn Thủy Trung, xã Trung Nam và hộ ông Trần Long Hưng, thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú. 5 con bò còn lại còn lại chỉ mới xuất hiện dấu hiệu ban đầu của bệnh, đang được các cán bộ thú y tích cực điều trị nên đang dần hồi phục.
Bệnh VDNC là bệnh truyền nhiễm do virut thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò và không lây bệnh sang người. Virut này có sức đề kháng cao như virut gây ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi và có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1 đến 3 tháng. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như: Muỗi, ruồi, ve, tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh. Bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch, thời gian ủ bệnh trung bình từ 4-14 ngày.
Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu sau: Sốt cao (có thể trên 41 độ C) bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu. giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết (hạch trước vai, hạch sau đùi). Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2-5 cm, đặc biệt ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sành này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi. Chân và bộ phận vùng bụng khác của cơ thể vật nuôi như bao da, ức, bìu và âm hộ có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển. Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò mang thai có thể sẩy thai và động dục trong vài tháng.
Để phòng ngừa dịch bệnh viêm VDNC trên đàn trâu bò, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục CN&TY hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo không để dịch lây lan diện rộng. Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác phòng, chống bệnh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò tại cơ sở và kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các nội dung vượt thẩm quyền.
 Theo Ngọc Thủy (Tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/tin-nn-mien-trung-nhieu-nong-san-duoc-mua-duoc-gia-post40013.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại194,003
  • Tổng lượt truy cập90,257,396
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây