Học tập đạo đức HCM

TP.HCM: Làm mưa nhân tạo ươm giống “gà đồng”, anh nông dân thu 100 triệu mỗi tháng

Thứ tư - 09/06/2021 19:44
Với cách ươm ếch giống bằng mưa nhân tạo, mỗi tháng anh Dương Đình Tình (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM) thu vào 100 triệu đồng từ bán ếch giống.

Ếch đồng còn được là "gà đồng". Để chủ động ươm ếch giống, anh Tình cho biết, đã tạo môi trường tự nhiên để ếch cái sinh sản.

TP.HCM: Làm mưa nhân tạo ươm giống con “gà đồng”, anh nông dân thu 100 triệu mỗi tháng - Ảnh 1.

Trong trại ươm ếch giống của anh Tình.

Ươm ếch giống bằng mưa nhân tạo

Hiện, trong trại ươm ếch giống ở Củ Chi, anh Tình có khoảng 80 bể nuôi ếch bằng xi-măng. Trong đó, có 15 bể nuôi, 5 bể phối giống ếch và 60 bể nuôi ếch con.

Để phục vụ cho việc ươm ếch giống, anh Tình có 5.000 cặp ếch bố mẹ.

Theo anh Tình, ếch là loài lưỡng cư và hô hấp bằng da. Khi trưởng thành ếch sống chủ yếu trên cạn.  Khi hô hấp bằng da, ếch cần nhiệt độ phù hợp 25 – 28 độ C để sinh sản.

Làm mưa nhân tạo là để nhiệt độ trong bể giảm xuống như ngoài tự nhiên, kích thích ếch mẹ sinh sản.

"Tôi không dùng kích dục tố, ếch mẹ sinh sản hoàn toàn tự nhiên", anh Tình chia sẻ.

Để cho ếch sinh sản tự nhiên, anh Tình tạo môi trường tự nhiên trong ao sinh sản. Bằng cách, anh Tình trang bị hệ thống phun sương trong ao sinh sản nhằm tạo mưa nhân tạo.

TP.HCM: Làm mưa nhân tạo ươm giống con “gà đồng”, anh nông dân thu 100 triệu mỗi tháng - Ảnh 2.

Trước khi ươm ếch giống, ếch cái được dưỡng cho trứng già.

"Trước khi cho sinh sản, ếch cái phải dưỡng cho trứng già, đủ ngày tháng", anh Tình cho biết.

Cũng theo anh Tình, trong ươm ếch giống khó nhất không phải là cho ếch mẹ đẻ. Giai đoạn khó nhất là nuôi dưỡng từ khi còn là con nòng nọc phát triển thành ếch con.

"Giai đoạn này sẽ quyết định thành bại đợt ươm ếch giống. Nếu người ươm không rành kỹ thuật, tỷ lệ nòng nọc thành ếch con rất thấp", anh Tình thổ lộ.

Anh Tình cho biết thêm, để nuôi ếch hiệu quả, người nuôi cần chú ý về mật độ.

Khi ếch có chênh lệch về kích cỡ phải phân đàn. Chọn những con ếch cùng cỡ nuôi chung một ao để tránh tình trạng ếch to ăn ếch nhỏ.

Ngoài ra, thức ăn cho ếch chủ yếu là các loại cám viên tổng hợp kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có, như: Ốc, tôm, tép, cá con.

Cho ếch ăn đủ lượng và đủ chất. Không để ếch bị đói. Định kỳ bổ sung vitamin C và men tiêu hóa để ếch tăng cường sức khỏe, tiêu hóa tốt thức ăn.

Ươm ếch giống thu nhập trăm triệu

Theo anh Tình, hiện mỗi tháng anh bán ra thị trường 250.000 – 300.000 con ếch giống. Trên tthị trường hiện nay mỗi con ếch giống có giá 600 - 900 đồng (tùy kích cỡ).

TP.HCM: Làm mưa nhân tạo ươm giống con “gà đồng”, anh nông dân thu 100 triệu mỗi tháng - Ảnh 4.

Hệ thống làm mưa nhân tạo để ươm ếch giống.

Thấy được hiệu quả mô hình ươm ếch giống, hiện anh Tình đã thành lập HTX Chăn nuôi ếch Phát Đạt. HTX có 7 thành viên, với quy mô sản xuất gần 5ha.

Bên cạnh việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các thành viên HTX, anh Tình còn tìm phương pháp chăn nuôi và giống ếch mới đem lại hiệu quả cao cho HTX.

  Anh Mai Huyền Đệ, thành viên HTX cho biết, nhờ là thành viên HTX anh được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi ếch.

Hiện anh Đệ đang nuôi 1.000 cặp ếch giống. "Đợt ếch vừa qua, do ếch giống được giá, nên tôi thu về gần 100 triệu đồng", anh Đệ phấn khởi.

Theo anh Tình, thị trường ếch giống và ếch thương phẩm khá ổn định.

TP.HCM: Làm mưa nhân tạo ươm giống con “gà đồng”, anh nông dân thu 100 triệu mỗi tháng - Ảnh 5.

Ươm ếch giống đang mang về cho anh Tình 100 triệu đồng/tháng.

Anh đang định hướng cho thành viên HTX sản xuất thêm ếch thương phẩm.

Đồng thời, HTX Phát Đạt từng bước xây dựng quy trình chăn nuôi, chế biến ếch theo chuỗi khép kín.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi Phạm Phú Cường đánh giá, trại ươm ếch giống của Tình đang được đầu tư khá bài bản.

TP.HCM: Làm mưa nhân tạo ươm giống con “gà đồng”, anh nông dân thu 100 triệu mỗi tháng - Ảnh 6.

Trại ươm ếch giống của anh Tình.

"Bản thân anh Tình là người trẻ dám nghĩ dám làm, sáng tạo trong sản xuất. Vì thế, anh Tình có thu nhập từ trại ươm ếch giống rất cao", ông Phạm Phú Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi chia sẻ.

Theo Trần Đáng/danviet.vn
https://danviet.vn/tphcm-lam-mua-nhan-tao-uom-giong-ga-dong-anh-nong-dan-thu-100-trieu-moi-thang-20210609161503186.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,201
  • Tổng lượt truy cập92,654,865
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây