Nhu cầu mua hàng online bảo đảm an toàn trong mùa dịch. Ảnh: Thiện Tâm |
Theo Văn phòng Điều phối, hiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp trên cả nước. Hà Nội đã có chỉ thị giãn cách xã hội nhưng những ca nhiễm F0 trong cộng đồng vẫn còn cao. Nông sản thực phẩm là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng Thủ đô, trong khi hiện nay chủ yếu mua hàng thông qua các điểm bán hàng truyền thống, siêu thị nên dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ dễ phát sinh dịch bệnh do biến thể Delta lây nhiễm nhanh. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất, các đơn vị kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP đang lúng túng trong việc kết nối, tiêu thụ, người tiêu dùng chưa kịp thời tiếp cận nguồn cung sản phẩm vừa bảo đảm an toàn, chất lượng, giá hợp lý và bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch theo quy định của Thành phố.
Trước thực trạng đó, để tránh việc đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn để phòng chống dịch hiệu quả và phát triển sản xuất thì việc bán hàng thông qua hình thức thương mại điện tử, bán hàng Online và Livestream thuận lợi hơn trong việc mua sắm. Đồng thời vừa tiết kiệm được thời gian, vừa hạn chế được tiếp xúc nơi đông người, góp phần phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Theo đó, Văn phòng Điều phối đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Cụ thể, đối với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh hình thức bán hàng truyền thống tại các điểm bán hàng cần tăng cường hình thức bán hàng Online, Livestream trong thời gian dịch bệnh và giãn cách xã hội, bố trí đội ngũ shipper chuyên nghiệp đáp ứng khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và chỉ đạo phòng chống dịch của Thành phố.
Liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm OCOP để bảo đảm nguồn hàng bảo đảm cung cấp ổn định.
Tổ chức khóa học trực tuyến miễn phí bán hàng online, Livestream nhằm giúp các nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ sản phẩm với người tiêu dùng bằng hình thức bán hàng Online, Livestream.
Viện nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN và Công xưởng 1102 phối hợp với Văn phòng Điều phối hỗ trợ các lớp tập huấn trực tuyến miễn phí chương trình học bán hàng Online, Livestream để bán hàng nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội với thời gian 3 buổi/khóa học.
Đối với các đơn vị truyền thông, cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP. Các điểm bán hàng, đơn vị phân phối, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô.
Chú trọng tuyên truyền danh sách các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm OCOP; Đơn vị bán hàng Online, Livestream qua trang thương mại điện tử như: Facebook và Fanpage, App Store, Google play, Zalo.... cho người tiêu dùng nắm bắt thông tin.
UBND các quận, huyện, thị xã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các điểm bán hàng trên các phương tiện truyền thông tại địa phương để phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả và vẫn bảo đảm hàng hóa lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND của UBND Thành phố Hà Nội.
Rà soát, cập nhập thường xuyên danh sách các đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP và các điểm bán hàng gửi về Văn phòng Điều phối và các đơn vị liên quan để tổng hợp báo cáo Thành phố bảo đảm hàng hóa lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn
https://thanglong.chinhphu.vn/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-de-ban-hang-online-livestream
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã