Học tập đạo đức HCM

'Vàng trắng' nơi đỉnh trời Tà Xùa

Thứ tư - 07/10/2020 03:21
Đang vào mùa mây phủ đất trời Tây Bắc, với những người yêu dịch chuyển thì Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La) là điểm đến lý tưởng để thưởng lãm một “thiên đường mây”.
s

Là xứ sở của cây chè shan tuyết cổ thụ, Tà Xùa có gần 500 hộ gia đình với hơn 3.000 nhân khẩu, đều là người Mông, cùng nhau sống nơi quanh năm mây mù và sương giá bao phủ. Cây chè cổ thụ trong khí hậu ấy, hội đủ tinh tuý của đất trời ban tặng, trở thành một sản vật quý báu và thiêng liêng của bà con dân tộc Mông.

Bởi có lá to, phía dưới búp và lá non có một lớp lông trắng như tuyết nên được gọi là trà shan (sơn) tuyết.  Búp chè khi đạt chuẩn “một tôm 2 lá” là thời điểm những người phụ nữ dân tộc Mông bản Bẹ vào rừng chè thu hái. Trân quý nhâm nhi chén chè shan tuyết để biết rằng, những người phụ nữ Mông đã đứng trên thân cây chè cổ thụ này hái mải miết từ sáng đến khi mặt lên cao mới có những búp tuyết Tà Xùa một tôm, hai lá.

s

Bản Bẹ là nơi tập trung nhiều “cụ” chè Shan tuyết nhất Tà Xùa, đặc biệt là cây chè cổ nhất Tà Xùa mang số 27 thân bám đầy địa y và rêu phong. Ở tuổi 280, “cụ” chè Shan tuyết số 27 này vẫn vươn mình trổ búp mãnh liệt. Giữa tinh khôi của mây trời Tà Xùa là rừng chè bản Bẹ, nơi những cây  chè có thân cổ thụ vạm vỡ, rêu phong, địa y bám đầy từ gốc đến thân mọc quanh các ngọn đồi quanh bản. 

s

Mọc xen giữa những cây rừng, cây chè cổ thụ thân bám đầy địa y và rêu phong vươn mình trổ búp với sức sống mãnh liệt. Búp trắng, cánh vàng, lá to, chè shan tuyết cổ thụ Tà Xùa bắt đầu cho hái vụ đầu tiên (thời điểm cho chất lượng cao nhất) vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Vụ thứ hai vào tháng 5 và tháng 6 (có năng suất cao nhất trong năm), vụ ba vào tháng 8 và vụ cuối cùng vào tháng 10 và 11.

Có cả trăm cây chè cổ thụ mọc tự nhiên, tán rộng, thân xù xì cao 10-15m mọc trên những triền núi và đỉnh núi ở đại ngàn Tà Xùa.

s

Những cây chè cao, người dân phải trèo lên các nhánh chè thấp, di chuyển dần lên các nhánh cao hơn để hái thu hái như hai bà cháu người Mông “chuyền cành” trên những “cụ chè” có tuổi cả trăm năm trong ảnh.

Để hái chè cổ thụ shan tuyết, chỉ những người phụ nữ Mông tần tảo mới đảm nhận công việc khó khăn này. Có thể đơn giản bởi cơ thể của họ nhẹ hơn, dễ dàng di chuyển ra những cành nhỏ, vươn xa để lấy búp… Họ cũng truyền nhau kinh nghiệm rằng, búp chè không hái sau 9 giờ sáng và trước 3 giờ chiều, bởi khi đó, ánh nắng gắt, chè sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng.

s

Suốt mùa đông chịu giá buốt trên núi cao, ngậm hạt sương sớm lúc giao mùa, ủ từng khối mù mây mỗi sớm và cây chè shan tuyết bừng thức khi mùa xuân về. Chồi non của chè lúc này hội tụ trong nó tất cả tinh túy của trời đất thiên nhiên, sương gió, mù mưa của Tà Xùa.

s

Hai vợ chồng nhà Mùa A Lau và Thào Thị Nu (bản Bẹ) trở về bản sau ngày hái búp chè 1 tôm, 2 lá. Chè Tà Xùa đắt và quý bởi cứ khoảng 5-6kg búp chè tươi như hai vợ chồng hái mới sao ra được 1kg chè khô thành phẩm.

s

Nhà máy chế biến chè đầu tiên đã được xây trên xã Tà Xùa là của Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc (Tafood). Trước thực tế vào chính vụ chè, các hộ gia đình người Mông như nhà Mùa A Lau hái được nhiều chè nhưng mỗi gia đình chỉ sao thủ công không xuể nên nhiều khi để búp chè già trên cây.

Huyện Bắc Yên đã xây dựng hẳn một “Dự án phục tráng và phát triển vùng chè shan tuyết Tà Xùa” và Tafood được UBND huyện chọn là đơn vị phối hợp để phát triển thương hiệu chè shan tuyết Tà Xùa.

f

Với một quy trình chế biến nghiêm ngặt, tiêu chuẩn khắt khe với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm trà cổ thụ sạch, Tafood đã hỗ trợ, hướng dẫn bà con cách thu hái đúng tiêu chuẩn, thu mua sản phẩm với giá từ 60.000-110.000 đồng/ký chè búp tươi.

s

Thương hiệu Shanam còn có loại chè đặc biệt làm từ nguyên liệu búp chè shan tuyết bản Bẹ 1 tôm có giá cả chục triệu/kg bởi phải 7kg-8kg tươi mới làm được 1kg khô. Loại sản phẩm này có búp to màu trắng xám nhìn như được phủ một lớp lông tơ mỏng như tuyết và sau khi phơi khô tự nhiên, vẫn thấy những đốm lấm tấm trắng như tuyết.

d

Ngoài ra các sản phẩm trà Trúc, trà Mây và trà túi lọc, những người làm trà Shanam gần đây đã đưa ra bánh trà ép thuần Việt, sản phẩm trà bánh đầu tiên do người Việt làm chủ công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trà được ép chặt, nhưng nội chất vẫn tiếp tục chuyển biến, lên men chậm theo thời gian (ép càng chặt, độ biến chuyển càng chậm, càng tốt để lưu giữ lâu năm), hàm lượng khoáng chất trong trà như axit amin, các loại vitamin, độ ngọt umami càng biến chuyển dày và phong phú hơn.

s

Trong làn khói tỏa dậy hương nghi ngút là màu vàng sóng sánh của chén là trà shan tuyết Tà Xùa... Nâng chén trà ngang miệng đã thấy mùi thơm ngào ngạt và khi nhấp một ngụm trà, không thấy vị chát, chỉ đọng lại vị mát, mùi hương càng nồng nàn, cuối cùng là cái dư âm ngọt ngào, cứ đọng mãi sau hàng giờ vẫn chưa tan nơi đầu lưỡi.

s

Một cảm giác lâng lâng thật khó tả của kẻ “nghiện” thứ vàng trắng Tà Xùa khi được tận tay ngắt những búp chè đẹp viên mãn trong lớp tuyết bạc lấp lánh. Những búp chè đạt chuẩn 1 tôm, 2 lá thu hái từ đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Mông sau quá trình chế biến kỳ công sẽ trở thành thứ trà tuyệt hảo, thơm ngon đến lạ kì.

Đó là thứ chè mà khi pha có màu vàng mật ong, mang vị đắng chát nhấp chén, nhưng lại ngọt dần trên đầu môi, cuống họng, hậu vị đậm đà. Một ấm trà pha đến nước thứ 5, thứ 6 vẫn còn ngon.

Mùa thu hái chè, trong phong vị ẩm thực của Tà Xùa, bạn còn có cơ hội thưởng búp chè cổ thay rau trên mẹt đồ nướng nơi đây.

Nguồn tin: Trọng Chính/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay43,155
  • Tháng hiện tại1,301,468
  • Tổng lượt truy cập88,656,538
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây