Học tập đạo đức HCM

Vùng Đồng Tháp Mười đi lên cùng quê hương đổi mới

Thứ hai - 04/05/2020 04:36
Xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp giữa huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp). Tại đây, xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè) và xã Phú Điền (huyện Tháp Mười) chỉ cách nhau bởi một con kênh Bằng Lăng quanh năm chở nặng phù sa vun bồi cho những cánh đồng lúa trải một màu xanh ngút mắt.
Đường về Mỹ Trung hôm nay.

Do vị trí địa chiến lược như thế, thời trước, Mỹ - Ngụy đã xây dựng một căn cứ quân sự lớn thường gọi là yếu khu Ngã Sáu, đồn trú 1 tiểu đoàn Bảo An 250 tên, trang bị cả pháo binh hạng nặng nhằm khống chế căn cứ cách mạng nằm trong Đồng Tháp Mười.

Vào các ngày từ ngày 11/3/1975 đến ngày 13/3/1975, quân ta đã mở chiến dịch bao vây, tiêu diệt yếu khu Ngã Sáu. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trên đất Tiền Giang trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiến tới cùng cả nước hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng cùng các Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963), Chiến thắng Ba Rài (15/9/1967) oanh liệt đã làm nên những trang vàng son trong lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước trên quê hương Tiền Giang một thời đã qua.

45 năm sau Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng cũng là 45 năm miền Nam được hoàn toàn giải phóng, xã Mỹ Trung, từ một địa bàn vùng Đồng Tháp Mười sâu, xa nhiều khó khăn của tỉnh Tiền Giang, đã vươn lên cùng sự nghiệp đổi mới đất nước, phát huy tiềm lực đất đai, lao động, ngành nghề, phá thế độc canh cây lúa để làm giàu cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân.

Ông Dương Minh Phúc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mỹ Trung cho biết, Mỹ Trung có quy mô trên 2.400 ha đất tự nhiên, trong đó diện tích sản xuất trên 1.880 ha, 2.282 hộ với 8.354 nhân khẩu đang sinh sống. Là xã thuần nông, lại nằm sâu trong Đồng Tháp Mười, những năm đầu miền Nam mới hoàn toàn giải phóng, điều kiện kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, đa phần hộ dân đều nghèo khó, thiếu trước hụt sau, cơ sở vật chất hạ tầng giao thông, thủy lợi thiếu và yếu, công thương nghiệp, dịch vụ gần như chưa có gì… Đến tận năm 2013, khi xã triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo địa phương còn lên đến 14,11%, rất cao so với mặt bằng chung của huyện Cái Bè và tỉnh Tiền Giang. Thế nhưng với truyền thống cách mạng hào hùng hun đúc qua những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng quê hương, quân dân Mỹ Trung đoàn kết một lòng, phấn đấu huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, giành thêm thắng lợi mới trên con đường đổi mới và hội nhập.

Đối với địa phương nằm trong vùng Đồng Tháp Mười nhiều khó khăn thì nỗ lực phát triển kinh tế, giảm nghèo nông thôn, an sinh xã hội kết hợp với phát động phong trào nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, hiến đất để làm đường, bắc cầu, hoàn thiện thủy lợi nội đồng kết hợp với phát triển giao thông - mở ra những cơ hội giao thương cùng với sư hỗ trợ của các cấp, các ngành, của huyện, tỉnh và Trung ương chính là động lực để đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới sớm về đích.

Xã quan tâm kiện toàn kiến thiết hạ tầng giao thông, thủy lợi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật thâm canh giúp nông dân tăng năng suất, sản lượng và chất lượng hạt lúa hàng hóa. Bên cạnh đó, khuyến khích chuyển dịch sản xuất tại những địa bàn khó khăn theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa phù hợp chủ trương "chung sống với lũ", giúp nông dân làm giàu và nông nghiệp - nông thôn đổi mới. Đồng thời, phát triển những mô hình hợp tác xã kiểu mới trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và cánh đồng lớn để đảm bảo đầu ra cho nông sản hàng hóa đồng thời với xây dựng chợ  nông thôn, mở mang thương mại, dịch vụ thu hút lao động việc làm…

Đặc biệt là vai trò người dân - chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, luôn được phát huy thông qua phong trào hiến quỹ đất hoàn thiện kiến thiết hạ tầng tại địa phương hết sức sôi nổi. Địa phương huy động trên 77 tỷ đồng cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó phần nhân dân đóng góp trên 19,4 tỷ đồng, chiếm 25,18% tổng vốn. Đơn cử như bà Nguyễn Thị Huê, ấp Mỹ Thị B, xã Mỹ Trung hiến 842m2 đất trị giá hàng trăm triệu đồng để phát triển giao thông nông thôn theo chuẩn quốc gia, ông Bùi Văn Chính, cư ngụ ấp Mỹ Hiệp hiến 855m2 đất làm đường bê tông ven kênh Nguyễn Văn Tiếp B, ông Huỳnh Văn Châu cư ngụ ấp Mỹ Thị A hiến 395m2 đất làm đường kênh 6 Bằng Lăng, bà Nguyễn Thị Hồng, cư ngụ ấp Mỹ Hòa, hiến 422m2 đất làm đường kênh 6 Bằng Lăng,…

Tháng 4/2020, 45 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, gần 3 năm sau khi ra mắt xã đạt chuẩn nông thôn mới, diện mạo nông thôn Mỹ Trung hôm nay khoác lên mình màu áo mới, tươi vui, thịnh vượng. Nếu trước đây, nói đến Mỹ Trung người ta liên tưởng ngay đến những cánh đồng lúa bạt ngàn trải dài đến mút tầm con mắt thì ngày nay, bên cạnh cây lúa, nền nông nghiệp địa phương chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát huy tốt tiềm lực đất đai, lao động trong thời kỳ mới. Mặc khác, còn khuếch trương công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, thu hút lao động, việc làm, giúp người dân vùng căn cứ kháng chiến kiên trung một thời làm giàu nhanh.

Ông Dương Minh Phúc, Chủ tịch UBND xã Mỹ Trung chia sẻ, diện tích đất trồng lúa ba vụ/năm toàn xã giảm dần, từ trên 1.880 ha xuống 1.545 ha, diện tích còn lại chuyển sang lập vườn trồng các cây ăn trái đặc sản: Sầu riêng, mít, xoài, ổi, chanh… Mỹ Trung có tổng đàn heo 16.000 con, đàn bò 120 con, đàn dê 220 con, đàn gia cầm 103.000 con, hàng trăm ha mặt nước khai thác nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Xã cũng đã ra mắt được Hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Văn Thạnh thu hút 520 thành viên và diện tích sản xuất trên 500 ha. Đáng chú ý, địa phương hiện có 13 cơ sở sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, 01 doanh nghiệp xay xát lương thực thực phẩm xuất khẩu giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau khi ra mắt xã nông thôn mới vào năm 2017, Mỹ Trung tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, chú trọng hoàn thiện kiến thiết hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, tăng mức độ hưởng thụ cho người dân. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nâng cao thu nhập, tăng hộ khá - giàu, giảm hộ nghèo nông thôn… mở ra những hướng đi lên bền vững cho miền quê Đồng Tháp Mười gian khó một thời.

Với mục tiêu đó, năm 2020, Mỹ Trung đầu tư trên 1,2 tỷ đồng thi công các công trình giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống như: Công trình mở rộng và nâng cấp đường Kênh Chà, nạo vét kênh 500 kết hợp phát triển giao thông nông thôn mở mang giao thương các địa bàn sâu xa trước đây, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngày lễ lớn trong năm.

Nhờ những nỗ lực trong phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng xã nông thôn mới, nhân dân hưởng lợi, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm mỗi giảm mạnh. Nếu năm 2017, khi ra mắt xã nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo của Mỹ Trung còn 3,75% thì đến cuối năm 2019, giảm xuống mức 2,1%. Năm 2020, địa phương phấn đấu giảm thêm từ 5 đến 10 hộ nghèo để trong các năm sắp tới đạt mục tiêu không còn hộ nghèo.

Minh Trí

Nguồn tin: tiengiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay15,186
  • Tháng hiện tại461,739
  • Tổng lượt truy cập92,839,403
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây