Học tập đạo đức HCM

XOAY TRỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐBSCL: Chuyển đổi mô hình vườn cây thích ứng, hiệu quả

Thứ hai - 12/07/2021 01:57
Tái cơ cấu sản xuất ở ĐBSCL, chuyển đổi cây trồng theo hướng chuyên canh nâng cao giá trị nông sản trong điều kiện thích ứng BĐKH đã có nhiều mô hình hiệu quả.
Vào mùa sầu riêng Ri6 ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ. Ảnh: HĐ

Vào mùa sầu riêng Ri6 ở huyện Phong Điền - TP Cần Thơ. Ảnh: HĐ

Vườn chuyên canh VietGAP

Trong những năm qua, ở vùng ven biển ĐBSCL báo động hạn mặn dấn sâu vào sông rạch vùng nội địa. Nhiều vườn cây ăn trái, vùng trồng lúa bị mặn uy hiếp. Nông dân các địa phương chuyển đổi lịch thời vụ, chuyển đổi giống cây trồng thích nghi trong điều kiện mới. Lùi về sâu vùng nội địa chủ động nguồn nước ngọt từ đầu nguồn, các nhà vườn chuyển sang trồng cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao hơn.

TP Cần Thơ nằm giữa vùng phù sa nước ngọt quanh năm, với hệ thống hạ tầng thủy lợi, giao thông thủy-bộ tương đối hoàn chỉnh. Thành phố xác định lợi thế cho vườn cây chuyên canh, đề ra những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) thực hiện theo tinh thần nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL. Phong Điền là một trong 4 huyện vùng ven ngoại thành có điều kiện đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, phát huy hiệu quả kinh tế vườn. Nhờ lợi thế địa lý tự nhiên, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, huyện Phong Điền định hướng xây dựng trở thành đô thị sinh thái, phát triển kinh tế vườn gắn với du lịch theo hướng chuyên nghiệp có hiệu quả.

Đến nay các nhà vườn ở Phong Điền đang đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch mạnh mẽ. Anh Phan Thanh Trung, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Phong Điền, cho biết: Diện tích trồng lúa của huyện chỉ còn khoảng 1.000 ha. Trong khi nhiều vườn tạp nay đã chuyển đổi giống cây trồng mới, lập thành vườn chuyên canh. Tổng diện tích vườn cây ăn trái trên 8.500 ha. Nổi bật vườn chuyên canh sầu riêng, chủ yếu giống Ri6 trên 1.300 ha. Cây sầu riêng sau 4 năm bắt đầu cho trái, thu hút giới thương lái, chủ vựa, doanh nghiệp tìm đến gầy dựng mối bán buôn với các nhà vườn.

Ông Bảy Vịnh trồng sầu riêng VietGAP ở Tân Thới, huyện Phong Điền Cần Thơ. Ảnh: HĐ

Ông Bảy Vịnh trồng sầu riêng VietGAP ở Tân Thới, huyện Phong Điền Cần Thơ. Ảnh: HĐ

Cùng với các giống cây ăn trái đang được thị trường ưa chuộng như: Mít siêu sớm, chanh không hạt, nhãn, dâu Hạ Châu... huyện Phong Điền chủ trương tổ chức các HTX, tổ hợp tác nông dân liên kết SX gắn với thị trường tiêu thụ, định hình phát triển bền vững. Đến nay toàn huyện thành lập được 18 HTX. Trong đó vườn sầu riêng có 2 HTX, 2 tổ hợp tác.

Một điển hình từ Tổ hợp tác sản xuất sầu riêng Tân Thới ở ấp Trường Đông B, xã Tân Thới, thành lập vào năm 2017 ban đầu có 9 thành viên với 13 ha. Đến năm 2020 tăng lên 20 thành viên, tổng diện tích vườn gần 20 ha, hình thức hoạt động chuyên canh cây sầu riêng và tín dụng nội bộ. Từ khi cùng vào tổ hợp tác các nhà vườn trao đổi kinh nghiệm làm vườn, chia sẻ kỹ thuật “Trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm”.

Qua ba mùa trái chín, Tổ hợp tác SX sầu riêng Tân Thới đã xây dựng quy trình SX VietGAP, sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn (Theo chủ trương khuyến khích của Bộ NN-PTNT từ năm 2008). Đến tháng 8/2019 Tổ hợp tác được cấp giấy chứng nhận SX sầu riêng theo quy trình VietGAP. Sầu riêng do Tổ hợp tác Tân Thới SX đảm bảo ATTP và truy xuất nguồn gốc, bảo vệ sức khỏe nông dân làm vườn và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật giúp giảm chi phí đầu vào nhờ giảm phân bón, thuốc trừ sâu. Đặc biệt sầu riêng VietGAP được thương lái, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ với giá cao.

Ông Bảy Vịnh, nhà vườn ở xã Tân Thới bắt tay cải tạo vườn tạp. Sau 4 năm trồng 4 công sầu riêng Ri6 cho lứa trái chiếng. Ông quả quyết: Nếu chăm sóc tốt, đặc biệt biết phòng trị bệnh cây bằng biện pháp sinh học và kỹ thuật thụ phấn khi cây ra hoa tỷ lệ đậu trái sẽ đạt cao. Năng suất càng cao, hiệu quả rõ rệt. Bình quân năng suất nếu đạt 2 tấn/công, với giá bán trên 45.000 đ/kg thu nhập nhà vườn đạt trên 320 triệu đồng/năm. Lợi ích hơn nữa, sản xuất theo chuẩn VietGAP chi phí không tốn kém nhiều, khoảng 25 triệu đồng (cho 4 công). Trong khi đó lợi ích môi trường phục hồi, rau vườn xanh tốt. Dưới mương nước trong veo, cá sinh sôi, bơi lội từng đàn.

Các nhà vườn chuyên canh sầu riêng với giống Ri6 ở Phong Điền tự tin, nói chắc nịch: Chỉ cần nhà vườn siêng năng, áp dụng kỹ thuật chăm sóc cho trái tốt. Vườn đậu trái đạt năng suất cao, tổng thu trên 1 tỷ đồng/ha trong tầm tay.

Chuyển đổi hiệu quả

Tại Tiền Giang, diện tích đất lúa chuyển sang trồng cây lâu năm ngày càng tăng do cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế rất cao. Năm 2017, toàn tỉnh chuyển đổi được khoảng 2.700 ha. Năm 2019 chuyển đổi trên 4.200 ha tăng gần gấp đôi so với diện tích chuyển đổi năm 2017. Tính từ 2017 đến nay, tỉnh Tiền Giang đã có gần 13.000 ha lúa chuyển sang trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây ăn trái.

Chuyển đổi trồng mít Thái ở xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè (Tiền Giang). Ảnh: MĐ

Chuyển đổi trồng mít Thái ở xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè (Tiền Giang). Ảnh: MĐ

Các loại cây có hiệu quả kinh tế cao được nông dân ưu tiên lựa chọn để thay cây lúa như: Mít 4.352 ha, thanh long 3.164 ha, sầu riêng 1.785 ha.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, sản xuất lúa 3 vụ/năm lợi nhuận thu về được từ 41-43 triệu đồng/ha. Chuyển đổi sang trồng mít, người dân có thu nhập từ 300-600 triệu đồng/ha. Thanh long ruột đỏ có thu nhập từ 800- 850 triệu đồng/ha. Thanh long ruột trắng 200-300 triệu đồng/ha. Bưởi da xanh cho thu nhập từ 400 -700 triệu đồng/ha. Riêng cây sầu riêng chưa cho trái ổn định nên ngành chức năng chưa đánh giá hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, những mô hình trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh hầu hết cho thu nhập rất cao, từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/ha.

Đến xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè có mô hình chuyển đổi cây mít trên đất lúa đã mang lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân. Ông Mai Hoàng Em, cán bộ nông nghiệp xã, cho hay toàn xã diện tích đất nông nghiệp trên 1.500 ha. Từ năm 2010 bà con trong xã đã bắt đầu chuyển đổi đất lúa sang trồng các loại cây ăn trái như cam sành, sầu riêng, mít.

Từ những năm 2018-2019 phong trào chuyển đổi mạnh mẽ nhất. Hiện nay, cây mít là cây trồng chiếm diện tích lớn của xã, trên 500 ha. Qua chuyển đổi, cây mít cho thu nhập tốt, ổn định. Bình quân cây mít mang thu nhập lại khoảng 400-500 triệu đồng/ha. Cây mít giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, xây cất nhà cửa khang trang. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương này giảm thấp, chỉ còn 1%. Đời sống nâng lên, người dân có tiền tham gia các chương trình của xã, nhất là góp sức chung tay xây dựng nông thôn mới.

Nông dân Võ Văn Tiền, Phó trưởng ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A  trồng 15 công mít Thái. Ông Tiền kể, mô hình chuyển đổi hai đợt, vào các năm 2013, 2016. Hiệu quả thấy rõ, mít Thái đang là cây trồng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân trong ấp. Riêng với gia đình tôi thu nhập ổn định nhờ cây mít. Trung bình mỗi tuần, tôi thu hoạch mít bán được từ 15-20 triệu đồng. Mít vào mùa thu hoạch dài tới 6 tháng. Bình quân cây mít cho thu nhập từ 500 – 700 triệu đồng/năm.

Chuyển đổi trồng thanh long mang lại hiệu quả gấp 2,2- 10 lần lúa ở xã Bình phú, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Ảnh: MĐ

Chuyển đổi trồng thanh long mang lại hiệu quả gấp 2,2- 10 lần lúa ở xã Bình phú, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Ảnh: MĐ

Trong khi đó ở xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây trước đây thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn – mặn. Nông dân quanh quẩn với cây lúa có thu nhập bấp bênh. Nhưng về những năm gần đây, khi một số hộ dân tiên phong chuyển đổi sang trồng cây thanh long như hộ của ông Bùi Văn Ruồng (65 tuổi) ở ấp Bình Ninh, diện tích trồng thanh long càng tăng là nhờ hiệu quả cao.

Ông Bùi Văn Ruồng so sánh: Hồi trước tôi trồng lúa, năng suất, thu nhập không cao. Tôi đi qua Tầm Vu để học hỏi mô hình trồng thanh long ruột trắng, nhận thấy hiệu quả cao gấp 7-8 lần lúa. Thế là từ năm 2014 đến nay tôi chuyển đổi trồng thanh long, ban đầu từ 3 công, đến nay tôi có 7 công. Tính mỗi năm cây thanh long cho thu nhập từ 200–300 triệu đồng.

Huỳnh Văn Quang, chủ tịch Hội nông xã Bình Phú, cho biết: “Trước năm 2016, Bình Phú là xã thuần nông, độc canh cây lúa. Tới khi nhiều hộ dân nhận thấy mô hình chuyển đổi sang thanh long hiệu quả, nông dân bắt đầu chuyển đổi cây trồng. Từ 60 ha lên 80 ha và hiện nay trong xã có trên 100 ha. 

Chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp ở ĐBSCL cần có lợi thế đất đai, điều kiện canh tác thích ứng. Ở xã Bình Phú nằm cuối nguồn của chương trình Ngọt hoá Gò Công. Đến tháng 3 âm lịch nước ngọt gần như không có. Nhưng thanh long có khả năng chịu hạn, nông dân tưới nhỏ giọt hoặc 1- 2 tháng tưới một lần vẫn chịu được.

Theo Hữu Đức - Minh đảm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/chuyen-doi-mo-hinh-vuon-cay-thich-ung-hieu-qua-d296135.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay31,495
  • Tháng hiện tại872,696
  • Tổng lượt truy cập93,250,360
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây