Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới ở vùng đồng bào Khmer Tây Nam bộ

Chủ nhật - 11/07/2021 03:54
Từ các nguồn lực đầu tư của Trung ương, địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer Tây Nam bộ ngày càng được nâng cao.
Mô hình cho vay vốn nuôi bò phát triển kinh tế hộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Đảm.

Mô hình cho vay vốn nuôi bò phát triển kinh tế hộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Minh Đảm.

Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế

Hiện nay, nhờ sự quan tâm của các cấp Ban, ngành Trung ương mà đời sống của đồng bào Khmer Tây Nam Bộ đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con ngày càng được nâng cao.

Vùng đồng bào Khmer luôn được ưu tiên đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, đồng bào được hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Các phong tục tập quán của người Khmer được giữ gìn và phát huy.

Các chương trình như xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo (135), nông thôn miền núi đã hỗ trợ đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số phát triển.

Tại Trà Vinh, tỉnh có trên 300.000 người dân tộc Khmer, đứng thứ hai ở ĐBSCL (sau Sóc Trăng), nhờ được thụ hưởng các chương trình này mà 3 năm qua đã có hơn 10.000 hộ đồng bào Khmer thoát nghèo.

Ông Hà Thanh Sơn, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết: Với kinh phí trên 250 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn xây dựng 308 công trình, duy tu, bảo dưỡng 122 công trình. Bên cạnh đó, thực hiện 261 dự án phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình cho trên 2.700 hộ và tổ chức mở 186 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng cho trên 11.600 lượt người.

Phó Chủ tich nước Võ Thị Ánh Xuân thăm bảo tàng văn hoá Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Phó Chủ tich nước Võ Thị Ánh Xuân thăm bảo tàng văn hoá Khmer tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2018 - 2019, tỉnh được Trung ương phân bổ 46 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn chuyển đổi nghề, tạo việc làm, đã giải ngân cho 1.430 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng năm 2020 được đầu tư 7 tỷ đồng.

Gia đình bà Thạch Thị Mai (ấp Căn Nom, xã Trường Thọ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay tín chấp của Hội Liên hiệp phụ nữ. Bà Mai nuôi bò sinh sản và trồng 7 công lúa. Bà Mai chia sẻ: Trước đây cuộc sống còn nhiều khó khăn, thu nhập từ 7 công ruộng không đủ nuôi sống gia đình, vợ chồng chị đi làm thuê theo mùa vụ để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

Sáu năm nay, được Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trường Thọ tạo điều kiện, bà Mai mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư vào nuôi bò. Ngoài ra, bà Mai được hỗ trợ gần 4 triệu đồng từ tổ hùn vốn xoay vòng để trang trải chi phí trong mùa vụ sản xuất lúa.

Hàng ngày, bên cạnh việc đưa rước con đi học, bà Mai còn tranh thủ cắt cỏ nuôi bò, tận dụng rơm rạ sau thu hoạch để chăn nuôi. Nhờ vậy mỗi năm có thêm thu nhập vài chục triệu đồng nhờ bán từ bán bò để trang trải cuộc sống. Sắp tới, ngoài việc tích cực chăm sóc 4 con bò nuôi hiện nay, bà Mai dự định dùng tiền tiết kiệm bấy lâu nay để xây dựng nhà mới kiên cố hơn.

Tại Kiên Giang, theo UBND tỉnh Kiên Giang, với nguồn lực Trung ương và địa phương, những năm qua. Tỉnh Kiên Giang đã tập trung đầu tư thực hiện các chương trình, dự án, đề án, các chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng phát triển. Đời sống của bà con từng bước được nâng lên. 100% xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã và trạm y tế.

Bên cạnh đó, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, chương trình giảm nghèo bền vững,… được triển khai, thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay, Kiên Giang không còn đồng bào dân tộc thiểu số là hộ đói. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm trên 3%.

Phát huy nghệ thuật truyền thống

Tỉnh Kiên Giang có 75 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, trong đó nhiều chùa được trùng tu sửa chữa khang trang. Riêng 8 chùa - tháp Khmer được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa (5 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp tỉnh). Có 5 chùa Khmer là di tích được đưa vào dự án bảo tồn trong tổng số 10 di tích trong năm 2018 với tổng số vốn bố trí là gần 7,8 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách.

Bên cạnh đó, ngành Văn hóa và Thể thao đã cấp hơn 100 bộ âm thanh, nhạc cụ, giúp cho các Đội văn nghệ và 15 chùa Nam tông Khmer trong tỉnh có phương tiện hoạt động. Bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp, đến nay toàn tỉnh đã có 24/75 chùa có ghe Ngo tham gia vào hoạt động thể thao đua ghe Ngo trong các lễ hội.

Các lễ hội truyền thống của người Khmer, người Hoa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, đảm bảo đúng quy chế tổ chức lễ hội, trên tinh thần an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục và điều kiện của từng địa phương.

Ra đời từ năm 2012, Bộ môn Nghệ thuật thuộc Khoa Ngôn ngữ – Văn hoá – Nghệ thuật Khmer Nam bộ của Trường ĐH Trà Vinh đã đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật Khmer Nam bộ trên vùng đất Trà Vinh, khu vực Nam bộ.

Ông Sơn Cao Thắng, Phó trưởng Bộ môn Nghệ thuật – Trường ĐH Trà Vinh cho biết: “Bộ môn Nghệ thuật là 1 trong 4 đơn vị thuộc Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, cùng thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về đào tạo nhân lực ngành Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa – xã hội ở Nam bộ được Thủ Thủ tướng Chính phủ giao.

Sinh viên theo học Bộ môn nhạc cụ truyền thống tại Đại Học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Sinh viên theo học Bộ môn nhạc cụ truyền thống tại Đại Học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Hai chương trình đào tạo bậc đại học thuộc Bộ môn Nghệ thuật đến gồm Biểu diễn nhạc cụ truyền thống và Âm nhạc học. Bên cạnh đó, bộ môn xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn về ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Âm nhạc học, Organ, Múa dân gian Khmer… cung cấp đa dạng các loại hình để người học dễ dàng tiếp cận các khóa học đáp ứng nhu cầu học tập cho cộng đồng.

Đặc biệt, học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, sinh viên được miễn 100% học phí, hỗ trợ sinh hoạt phí 450.000đ/1 tháng/01 sinh viên (10 tháng/năm học), miễn phí tiền ở ký túc xá của Trường (không tính điện, nước, …) và hưởng các chế độ ưu đãi khác theo quy định hiện hành. Trong quá trình học tập, sinh viên được đào tạo kiến thức âm nhạc, rèn luyện các kỹ năng trình diễn, biên tập, dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống dân tộc…

Đến nay, Bộ môn Nghệ thuật thu hút được nhiều thế hệ trẻ, con em đồng bào người Khmer và những người yêu thích âm nhạc từ các tỉnh thành ở Nam bộ: Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang theo học. Số lượng Sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm tại các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh sử dụng như: Đoàn nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh, Đoàn Nghệ thuật Khmer Cà Mau, Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật Vĩnh Long.

Có thể thấy rằng, ngành học Biểu diễn nhạc cụ truyền thống và Âm nhạc học thuộc Bộ môn Nghệ thuật của ĐH Trà Vinh đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật Khmer Nam bộ.

Trà Vinh xây dựng mô hình nuôi dê lai

Từ nguồn kinh phí của dự án nông thôn miền núi, dự án: “Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi dê lai (Boer x Bách Thảo) tại tỉnh Trà Vinh” đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Mô hình nuôi dê lai. Ảnh: Minh Đảm.

Mô hình nuôi dê lai. Ảnh: Minh Đảm.

Dự án do Viện Phát triển Nguồn lực (Trường ĐH Trà Vinh) và Trung tâm Công nghệ sinh học và Chăn nuôi (Phân viện Chăn nuôi Nam bộ) phối hợp thực hiện.

Thời gian qua, dự án đã chuyển giao và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê phù hợp với điều kiện của tỉnh Trà Vinh cho 19 hộ dân và xây dựng một mô hình mẫu tại Trường ĐH Trà Vinh.

Các hộ tham gia mô hình chăn nuôi dê lai (Bách Thảo x Boer) sau khi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Đặc biệt, dự án được triển khai tại vùng có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống và những vùng ven biển bị ảnh hưởng nặng nề do nước biển dâng và biến đổi khí hậu.

Theo Minh Đảm - Đào Chánh/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/dien-mao-moi-o-vung-dong-bao-khmer-tay-nam-bo-d296349.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay39,208
  • Tháng hiện tại880,409
  • Tổng lượt truy cập93,258,073
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây