Học tập đạo đức HCM

Yên Bái: Dân nghèo được hỗ trợ con gì mà ai cũng vui, vừa tăng thu nhập, lại cải thiện dinh dưỡng?

Thứ hai - 07/12/2020 00:20
Tham gia dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng, 42 hộ dân thuộc thôn Pá Lau, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được nhận 70 con gà Ri lai và trên 3 tạ thức ăn hỗn hợp. Sau gần nửa năm, đàn gà lớn nhanh, khỏe đẹp, tỷ lệ sống cao nên bà con đều rất vui mừng.

Pá Lau là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái nên thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 

Tháng 7/2020, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) chủ trì với các đơn vị có liên quan đã triển khai dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng gắn với chương trình "Không còn nạn đói" tại thôn Pá Lau, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Tổng kinh phí thực hiện dự án là trên 592 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 400 triệu đồng, người dân đối ứng là trên 192 triệu đồng. 

Nông dân ở đây được hỗ trợ gì mà ai cũng vui, vừa giảm nghèo lại chống suy dinh dưỡng - Ảnh 1.

Đàn gà thuộc dự án của gia đình chị Dinh đến nay con to nhất cũng đã được trên 1kg.

Theo đó, đã có 42 hộ dân tham gia dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng gắn với chương trình "Không còn nạn đói". Mỗi hộ được nhận 70 con gà lai Ri và trên 3 tạ thức ăn hỗn hợp đảm bảo để nuôi gà đến khi trưởng thành.

Gia đình chị Thào Thị Dinh (thôn Pá Lau, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) là 1 trong 42 hộ tham gia dự án. Là hộ nghèo trong thôn, chưa bao giờ có được đàn gà nhiều như vậy, lại được cấp thức ăn để nuôi gà nên chị Thào Thị Dinh phấn khởi lắm.

“Mình rất vui vì giống gà này dễ nuôi, dễ chăm sóc. Hơn nữa, trong quá trình nhận gà về nuôi, mình đã được cán bộ khuyến nông viên đến tận nhà hướng dẫn cách chăm sóc nên đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay con to nhất đã được trên 1kg", chị Thào Thị Dinh nói.

Nông dân ở đây được hỗ trợ gì mà ai cũng vui, vừa giảm nghèo lại chống suy dinh dưỡng - Ảnh 2.

Với bà Ly, đàn gà này không chỉ mở ra cơ hội tăng thu nhập cho gia đình mà còn là hy vọng giúp 2 đứa cháu cải thiện thể trạng suy dinh dưỡng.

Gia đình bà Thào Thị Ly (thôn Pá Lau, xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) cũng là hộ gia đình nằm trong 42 hộ được hỗ trợ gà đẻ trứng từ dự án. Mặc dù không phải là giống gà địa phương, nhưng đàn gà vẫn thích ứng nhanh với điều kiện thời tiết và tập quán chăn nuôi của gia đình nên đàn gà lớn nhanh, tỷ lệ sống gần như tuyệt đối, khiến bà rất phấn khởi. 

Với bà Ly, đàn gà này không chỉ mở ra cơ hội tăng thu nhập cho gia đình mà còn giúp 2 đứa cháu của bà có thêm nguồn dinh dưỡng để cải thiện thể trạng suy dinh dưỡng như hiện nay.

“Lúc mới nhận gà, mình cứ lo không biết có nuôi được không, nhưng giờ thì thấy rất dễ chăm sóc, gà lớn nhanh, con khỏe đẹp. Cứ đà này chả mấy mà gà đẻ trứng. Mình và gia đình sẽ chăm sóc thật cẩn thận để chúng phát triển tốt, vừa có trứng bán vừa có trứng cho 2 đưa cháu ăn. Mình được tuyên truyền là trứng gà rất tốt cho sức khỏe, nhất là trẻ con”, bà Thào Thị Ly chia sẻ. 

Nông dân ở đây được hỗ trợ gì mà ai cũng vui, vừa giảm nghèo lại chống suy dinh dưỡng - Ảnh 3.

Tham gia mô hình, mỗi hộ dân được hỗ trợ 70 con gà lai Ri và trên 3 tạ thức ăn hỗn hợp.

Ông Phạm Văn Lâm, cán bộ khuyến nông viên phụ trách xã Pá Lau cho biết, xã Pá Lau có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em chiếm tỷ lệ cao. 

Do vậy, việc triển khai thực hiện dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng gắn với chương trình "Không còn nạn đói" tại tỉnh Yên Bái sẽ mở ra cho Pá Lau cơ hội để bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, giúp giảm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn xã Pá Lau. 

“Sau khi nhận được dự án xóa nạn đói của Bộ NN&PTNT, chúng tôi cũng đã đi xuống từng hộ dân, phổ biến kỹ thuật cho từng hộ. Các hộ cũng áp dụng đúng theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và chăm sóc đàn gà rất tốt. Ở thời điểm hiện tại, gà đã được hơn 1kg, đã biết đi kiếm thức ăn ngoài tự nhiên, không còn phụ thuộc vào cám công nghiệp, tỷ lệ gà sống đạt trên 95%”, ông Phạm Văn Lâm cho biết. 

Nông dân ở đây được hỗ trợ gì mà ai cũng vui, vừa giảm nghèo lại chống suy dinh dưỡng - Ảnh 4.

Hiện tại gà thuộc dự án tại xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái đã biết đi kiếm thức ăn ngoài tự nhiên, không còn phụ thuộc vào cám công nghiệp, tỷ lệ gà sống đạt trên 95%”.

Ông Hờ A Vàng - Chủ tịch UBND xã Pá Lau (huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái) cho biết: “Đối với dự án không còn nạn đói về với xã Pá Lau, đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể đánh giá mô hình đã hiệu quả, hiện tại mô hình đang phát triển rất tốt. Chúng tôi cũng mong muốn rằng trong thời gian tới, khi đánh giá lại mô hình mà đạt kết quả cao, chúng tôi sẽ nhân rộng ra các thôn bản khác trong xã để tạo thu nhập cho bà con nhân dân”.

Theo Hoàng Hữu/danviet.vn
https://danviet.vn/yen-bai-dan-ngheo-duoc-ho-tro-con-gi-ma-ai-cung-vui-vua-tang-thu-nhap-lai-cai-thien-dinh-duong-20201206183430502.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay21,341
  • Tháng hiện tại1,221,200
  • Tổng lượt truy cập88,576,270
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây