Học tập đạo đức HCM

Ban Pháp chế HĐND tỉnh - Tích cực giám sát, góp phần đảm bảo công tác thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh

Thứ tư - 25/07/2018 04:46
Sáu tháng đầu năm 2018, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và chương trình hoạt động của HĐND tỉnh; lựa chọn đúng các nội dung cần giám sát và triển khai hiệu quả hoạt động giám sát, vì vậy đã góp phần tích cực đảm bảo công tác thực thi pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.

Thời gian qua, Ban đã chủ động phối hợp với một số cơ quan có liên quan tổ chức các cuộc khảo sát, làm việc nắm thông tin liên quan trên các lĩnh vực như: tình hình khai thác khoáng sản tại mỏ đá Hoàng Hà, xã Xuân Lĩnh, mỏ đá Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu 4, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân; công tác quản lý, khai thác cát dọc các tuyến sông và việc cấp phép, quản lý quy hoạch mỏ cát tại Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn; phối hợp cùng Ban Văn hóa Xã hội làm việc với Chi cục Quản lý thị trường, Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, làm việc với các Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Cửa Sót, Cẩm Nhượng, Lạch Kèn, Ban chỉ huy Biên phòng cảng Vũng Áng - Sơn Dương về tình hình an ninh, trật tự khu vực biên giới, trên biển; khảo sát và làm việc với Chi cục Hải quan cảng Vũng Áng, chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thời gian trước, trong, sau tết Nguyên Đán và nhiệm vụ năm 2018; tiến hành khảo sát tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và Trung tâm Hành chính công các huyện: Thạch Hà, Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh; làm việc với Văn phòng Ban An toàn giao thông, Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động; khảo sát Công viên Vĩnh Hằng tại xã Bắc Sơn về tình hình tổ chức hoạt động, công tác bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách hỗ trợ của tỉnh; làm việc với Ban Quản lý khu du lịch Thiên Cầm về công tác đảm bảo an ninh trật tự, cứu nạn cứu hộ đảm bảo an toàn cho du khách tại khu du lịch biển Thiên Cầm.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát tại Trung tâm hành chính công huyện Đức Thọ
 

Thông qua các đợt khảo sát, giám sát và làm việc, Ban Pháp chế đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành một số nội dung nổi bật, cụ thể: sớm điều chỉnh quy hoạch các điểm mỏ khai thác vật liệu, đảm bảo việc thực hiện các thủ tục trong việc đấu giá, cấp giấy phép, khai thác tại những điểm mỏ đã đưa vào quy hoạch; có phương án nạo vét, khai thác cát bãi bồi trên các tuyến sông; tăng cường công tác phối hợp quản lý hoạt động khoáng sản tại khu vực giáp ranh. Đề nghị các Đồn Biên phòng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý kịp thời các vấn đề an ninh trật tự; xử lý nghiêm việc sử dụng kích điện, thuốc nổ để đánh bắt thủy, hải sản; đảm bảo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, cửa khẩu, tuyến biển. Tiếp tục có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng bãi kiểm hóa tập trung; hạ tầng khu vực cửa khẩu; cảnh quan môi trường; đầu tư trang thiết bị đồng bộ phục vụ công tác kiểm soát tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng kho lưu giữ hàng hóa, quan tâm vấn đề hậu cần cảng, xử lý dứt điểm vấn đề lưới điện, đảm bảo đường điện an toàn, ổn định tại Cảng Vũng Áng. Thực hiện kiện toàn Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh theo hướng bám sát các quy định mới của Trung ương. Cùng với đó kiện toàn lại cơ cấu, tổ chức Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh và Văn phòng Điều phối nông thôn mới. Kiện toàn tổ chức, bộ máy của Trung tâm hành chính công tỉnh và Trung tâm hành chính công cấp huyện. Rà soát lại quy hoạch toàn bộ Khu du lịch Thiên Cầm và vùng phụ cận. Tăng cường công tác phối kết hợp trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, cứu nạn, cứu hộ, kịp thời ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý khu du lịch Thiên Cầm, Ủy ban nhân dân thị trấn Thiên Cầm với các lực lượng chức năng... Nhìn chung, hầu hết các kiến nghị, đề xuất của Ban được UBND và các cấp, các ngành quan tâm, tiếp thu và chỉ đạo thực hiện. Sau giám sát, Ban Pháp chế thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan thực hiện các kiến nghị; khi thấy cần thiết thì tổ chức tái giám sát và chất vấn để làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Đặc biệt, nhằm phục vụ cho hoạt động thẩm tra nội dung “thành lập thị trấn Đồng Lộc thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” trình tại Kỳ họp thứ 6 (kỳ họp chuyên đề), Ban Pháp chế đã chủ động khảo sát thực tế, nắm thông tin qua ý kiến cử tri, đề nghị các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, báo cáo tình hình; tổ chức làm việc với các ngành liên quan, họp thẩm tra và đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua Nghị quyết thành lập thị trấn Đồng Lộc. Đến nay, Nghị quyết đã được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho công tác thẩm tra kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa VII, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã làm việc và yêu cầu một số cơ quan báo cáo bổ sung để thẩm tra các báo cáo: kết quả thực hiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 (phần nội dung về nội chính); kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018; kết quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018; kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018; tờ trình và dự thảo Nghị quyết về mức chi bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn Hà Tĩnh; đề án đề nghị công nhận thành phố Hà Tĩnh là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh (kèm theo Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Tĩnh đến năm 2030).

Qua hoạt động thẩm tra, Ban đã có nhiều kiến nghị, đề xuất xác đáng đối với UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương nhằm từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; triển khai kịp thời, nghiêm túc các quy định của pháp luật và nghị quyết HĐND, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trên lĩnh vực thực thi pháp luật và quản lý nhà nước ở địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế mà Ban cũng có phần trách nhiệm trong hoạt động giám sát chưa được đầy đủ, hiệu quả đó là: tình trạng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, nhất là khai thác cát trên các tuyến sông, chưa được xử lý triệt để; tình trạng tranh chấp, lấn chiếm trái phép rừng, đất rừng; công tác quản lý, kiểm soát về môi trường, an toàn thực phẩm cho người dân còn nhiều hạn chế; trật tự giao thông, văn hóa giao thông chưa đi vào nề nếp, ổn định; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn còn xu hướng gia tăng; một số vụ việc còn để chậm kết luận và xử lý không kịp thời; hoạt động xét xử một số vụ án chưa thuyết phục, còn để đơn thư và dư luận thiếu đồng tình; một số bản án đã có hiệu lực nhưng công tác thi hành án dân sự chậm, thiếu kiên quyết trong việc cưỡng chế thi hành án; công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân còn kém hiệu quả; số vụ việc khiếu nại, kiến nghị của công dân chưa được xử lý dứt điểm còn nhiều...

Để hoạt động giám sát có hiệu quả hơn trong thời gian tới, Ban Pháp chế rút ra một số bài học kinh nghiệm như:

Một là, cần giám sát sâu hơn các nội dung, vụ việc cụ thể; tránh tình trạng chỉ nghe qua báo cáo.

Hai là, cần phối hợp giữa cả ba cấp HĐND để giám sát toàn diện, đầy đủ, sâu sát và chính xác hơn; nhất là đối với những nội dung lớn có ảnh hưởng trong phạm vi toàn tỉnh.

Ba là, coi trọng việc tiếp xúc, thu thập ý kiến phản ánh của cử tri và dư luận xã hội trong hoạt động giám sát để có nhận định, đánh giá khách quan, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân.

Cùng với những bài học kinh nghiệm trên đây, quan trọng là phải chọn đúng vấn đề cần giám sát; thu thập đủ kiến thức, thông tin; tâm huyết, khách quan, công minh với vấn đề mình giám sát và đủ bản lĩnh để giám sát đến cùng.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh
http://dbndhatinh.vn/

 Tags: hoạt động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập937
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,110
  • Tổng lượt truy cập93,129,774
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây