Học tập đạo đức HCM

Cắm mốc biên giới tạo nên sự gắn kết bền chặt Việt Nam - Lào

Chủ nhật - 30/07/2017 11:44
Hà Tĩnh có 145 km chiều dài chung đường biên giới với hai tỉnh Bolykhămxay và tỉnh Khămmuộn, việc tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới có ý nghĩa quan trọng kể cả về chính trị, an ninh quốc phòng và công tác đối ngoại. Thông qua việc cắm mốc biên giới, góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh nước bạn Lào.

Thực hiện chủ trương tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới của Bộ Chính trị hai nước Việt Nam - Lào, trong đó Hà Tĩnh phải hoàn thành 55 mốc quốc giới, 6 cọc dấu, 2 kè bảo vệ mốc giáp với tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khăm Muộn, đây là một việc làm không hề dễ dàng.

 
 Lực lượng biên phòng hai nước thi công một cột mốc

 

Khó khăn ở chổ điều kiện thời tiết trên đỉnh Trường Sơn khắc nghiệt, thi công phức tạp, mỗi năm có hơn 250 ngày mưa. Trong bối cảnh đó Hà Tĩnh đã có những cách làm mới, năng động sáng tạo và sau hơn một năm Hà Tĩnh và tỉnh Bolykhămxay đã xây dựng xong 25/25 vị trí mốc quốc giới, trở thành cặp tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành công tác cắm mốc biên giới Việt Nam – Lào.                

Kế hoạch cắm mốc trên tuyến biên giới Hà Tĩnh - Khăm Muộn còn khó khăn hơn nhiều, trên tuyến này có 30 mốc quốc giới, trong đó có những cột mốc nằm ở độ cao hơn 2000m so với mặt nước biển, nhiều vị trí, đội cắm mốc phải mở hàng ki-lô-mét đường công vụ để chuyển nguyên vật liệu để thi công.

Con đường vận chuyển nguyên vật liệu rất khó khăn

 

Đó là chưa kể đến hàng tấn bom, mìn, vật liệu nổ do chiến tranh còn sót lại đe dọa trực tiếp tính mạng những người tham gia cắm mốc. Tuy nhiên, với nổ lực quyết tâm cao đến ngày 20/7/2013, công tác cắm mốc trên tuyến biên giới Hà Tĩnh - Khăm Muộn cũng đã hoàn thành bàn giao cho lực lượng chức năng hai bên quản lý.

Việc hoàn thành tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên tuyến biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, Hà Tĩnh - KhămMuộn, là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới nói riêng và phát triển kinh tế của hai tỉnh, hai nước nói chung, góp phần củng cố vững bền mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

          Trường Biên
http://www.hatinhtv.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Hôm nay32,173
  • Tháng hiện tại1,149,302
  • Tổng lượt truy cập92,323,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây