Học tập đạo đức HCM

Chạy đua với thời vụ cây trồng cạn

Thứ ba - 30/06/2015 20:40
Theo kế hoạch, 30/6 là thời điểm cuối cùng cho thời vụ gieo trỉa cây trồng cạn hè thu 2015. Tuy vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ gieo trỉa mới quá bán. Kết quả này là hệ lụy của đợt hạn hán kéo dài gần 2 tháng qua…

Vụ hè thu 2015, đối với một số địa phương như: Nghi Xuân, Vũ Quang, Hương Khê thì cây trồng cạn đóng vai trò “sống còn”. Sau đợt hạn hán kéo dài, không ít vùng lúa rơi vào cảnh “bất khả kháng”, khi có mưa thì thời vụ đã đi qua. Đó là lý do khiến bà con nông dân ở đây dồn sức cho cây trồng cạn.

Ông Trần Hồng Đức (Đức Lĩnh - Vũ Quang) cho biết: “Tôi bắt tay làm đất gieo trỉa đậu khi vụ lạc xuân kết thúc. Lúc đó đang cao điểm của nắng hạn, tập quán ở đây vẫn chủ yếu sử dụng sức trâu, bò là chính khiến cho công đoạn làm đất gặp nhiều khó khăn. Nhưng rất may, cuối thời vụ có mưa nên tỷ lệ nảy mầm tốt, gia đình tôi đang tập trung gieo trỉa nốt 1 sào còn lại là hoàn thành kế hoạch”.

Chạy đua với thời vụ cây trồng cạn

Tại các địa phương miền núi, diện tích gieo trỉa cây màu hè thu đạt 70 - 90% kế hoạch.

Cách đây mấy năm, ông Đức đã chuyển 2 sào ruộng ở vùng cao cạn, năm nào cũng “bạc mặt” với hè thu nhưng năng suất chẳng ăn thua sang trồng đậu xanh, vừa đầu tư ít, hiệu quả kinh tế vượt trội so với làm lúa. Đến thời điểm này, Vũ Quang đã hoàn thành trên 89% diện tích đậu xanh và hoàn thành đúng thời vụ 2 loại cây trồng khác: lạc (100%) và ngô (144%).

Ở Hương Khê, ngay từ đầu vụ, địa phương đã chủ động “đón đầu” nắng hạn bằng giải pháp “cắt” 500 ha lúa hè thu sang làm lúa mùa và cây trồng cạn. Dù nắng hạn khiến đất khô cứng suốt cả tháng qua, bà con vẫn nỗ lực ra đồng, gieo trỉa sớm để tránh lũ cuối vụ.

Ông Đinh Công Chiến - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hương Đô cho biết: “Vụ này chủ yếu trồng đậu xanh, vào những năm trước thì đã hoàn thành rồi nhưng năm nay nắng hạn kéo dài quá. Hiện, chúng tôi đã gieo trỉa được 100 ha (đạt 70% kế hoạch). Bà con đang dồn sức gieo trỉa nốt hết ngày hôm nay nữa là “đóng” lịch vì sợ không kịp thu hoạch khi lũ về”. Trên cánh đồng, mặc cho nắng chiều như thiêu, như đốt, người nông dân đang chạy đua cùng thời gian, nơi cuốc cỏ, chăm sóc số diện tích đã nảy mầm, nơi tập trung gieo trỉa hết diện tích còn lại.

So với các địa phương đồng bằng thì bao giờ thời vụ gieo trỉa của các huyện miền núi cũng bắt đầu sớm hơn. Một phần là do diện tích lớn nhưng quan trọng hơn, sản phẩm nông nghiệp có thể trở thành “mồi béo bở” cho lũ dữ khi mùa mưa bão về. Bởi vậy, người nông dân bao giờ cũng lượng tính để xuống giống phù hợp nhất, bảo vệ an toàn thành quả của mình. Ngược lại, thời điểm này mới là cao điểm ra quân làm đất gieo trỉa cây màu hè thu của Thạch Hà. Tiếng máy cày nổ giòn giã, trâu bò đổ ra đồng khiến cho không khí lao động trở nên khẩn trương, rộn ràng. Anh Nguyễn Quang Quân (xóm Thanh Sơn, Thạch Lạc) cho hay: “Vụ này, tôi làm 3 sào vừng, 2 sào lạc, sau đợt mưa, đất tơi xốp hơn nên đỡ mất công làm đất. Máy cày đến đâu, gieo trỉa đến đó, khoảng 5 ngày nữa là hoàn thành”.

Ở các xã bãi ngang ra đến tận các xã phía Bắc rồi ngược vùng thượng, không khí ra quân làm đất cũng tấp nập không kém; nhiều địa phương vừa thu hoạch xong bầu sáp vụ xuân đã bắt tay làm đất gieo trỉa lạc. Bà Bùi Thị Vân (Thạch Hải, Thạch Hà) cho biết: “Thời vụ đã khép lại nhưng vì trùng với thời điểm tỉa dặm lúa nên tỷ lệ làm đất chưa nhiều, chủ yếu mới làm vừng. Bắt đầu từ hôm nay, bà con ra đồng rất đông, thu hoạch bầu sáp đến đâu làm đất trỉa lạc đến đấy. Nếu làm tập trung chỉ khoảng 1 tuần là xong”.

Thời điểm này, diện tích gieo trỉa hè thu mới chỉ đạt 2/3 kế hoạch. Trong đó, cây đậu gần 6.036 ha (chiếm 63%); còn các cây trồng khác vẫn ở tốc độ “đì đẹt”: ngô chỉ “chạm” quá bán; lạc: 30%, vừng: 39%; khoai, rau các loại chưa đáng kể! Điều đáng nói, trong khi ở một số địa phương khó khăn về điều kiện canh tác như: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn có tỷ lệ gieo trỉa đúng thời vụ khá cao (từ 70-90% kế hoạch) thì có nhiều địa phương chỉ mới bắt đầu làm đất khi khung lịch đã khép lại. Nhiều người cho rằng, diện tích vùng màu ở những địa phương này ít hơn so với lúa nên bà con có tâm lý coi đây là cây trồng phụ, làm tranh thủ mà quên rằng, lợi nhuận của cây màu không hề nhỏ.

 
Nguyễn Oanh
Theo: baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,143
  • Tổng lượt truy cập90,255,536
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây