Theo khảo sát, đánh giá của BCG về hiện trạng KT-XH Hà Tĩnh cho thấy, những năm gần đây, Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam (chiếm 1% GDP của Việt Nam). Mặc dù Formosa có đóng góp cho tăng trưởng của Hà Tĩnh, tuy nhiên giá trị gia tăng thấp và thiếu sự đa dạng trong các tiểu ngành. Nông nghiệp nhỏ và rời rạc, tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng và năng suất thấp. Du lịch chưa được khai thác tối ưu và phục hồi chậm sau sự cố môi trường.
Đại diện BCG cũng đưa ra kịch bản tăng trưởng cho tỉnh đến 2030 với 4 trụ cột: tăng cường kế hoạch khắc phục thảm họa 2.0; trung tâm công nghiệp chế biến/chế tạo xanh 4.0; đầu tư từ các DN nhà nước và những doanh nhân; nâng cấp các hoạt động kinh tế hiện tại.
Theo BCG, việc thực hiện các chiến lược trên đến năm 2030 có thể đưa nền kinh tế Hà Tĩnh nhảy vọt (công nghiệp vào top 25 của Việt Nam; nông nghiệp top 3 tỉnh thành Bắc Trung Bộ; du lịch nằm vào top 10 tỉnh thành phát triển nhanh nhất). Về mặt giải pháp chiến lược, chính quyền trung ương và địa phương phải tích cực tham gia.
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành cơ bản đồng tình với đánh giá, phân tích của BCG về KT-XH Hà Tĩnh.
Các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu đánh giá kỹ thực trạng kinh tế, quy hoạch phát triển của tỉnh, của ngành. Việc quy hoạch phát triển công nghiệp nặng (sắt thép, điện) tại KKT Vũng Áng có chịu tải về môi trường được không, du lịch phát triển như thế nào, cảng biển quy hoạch như vậy được chưa?
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh đề nghị các chuyên gia tư vấn cần phân tích lợi thế và khác biệt của Hà Tĩnh về địa lý, văn hóa, con người để xây dựng chiến lược phát triển KT-XH phù hợp.
“Muốn phân tích đầy đủ, hiểu rõ về con người, văn hóa Hà Tĩnh, các chuyên gia tư vấn cần dành nhiều thời gian đi thực tế tại các địa phương” - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn phân tích kết quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng đề ra đến 2020; đánh giá thực trạng công nghiệp Hà Tĩnh. Về nông nghiệp, phải đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế và hiện đang ở mức độ nào. Mục tiêu của Hà Tĩnh là nâng cao thu nhập trong nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị tư vấn làm rõ việc tận dụng hạ tầng công nghệ 4.0 của Hà Tĩnh trong phát triển KT-XH, việc ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại.
Công ty TNHH The Boston Consulting Group là đơn vị trúng thầu Gói thầu Tư vấn rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian thực hiện hợp đồng là 8 tháng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;