Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh mình thương…

Chủ nhật - 03/04/2016 05:42
Đóng góp không nhỏ trong thành tựu chung của toàn tỉnh Hà Tĩnh là hệ thống Agribank – vốn được coi là NH của nhà nông.

“Hà Tĩnh mình, răng mà thương mà nhớ…”

Những câu hát ngọt ngào da diết luôn gợi nhớ những khó khăn gian khổ của mảnh đất miền Trung này. Nhưng 10 năm trở lại đây Hà Hĩnh đã có rất nhiều thay đổi.

Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Hà Tĩnh hiện đã đạt 38,9 triệu đồng/người/năm. Thu nhập của khu vực nông thôn Hà Tĩnh vào khoảng 23 triệu đồng/người/năm. Nông dân Hà Tĩnh chưa giầu, vẫn quanh năm bám đất, bám biển với không ít cực nhọc… Nhưng lâu rồi “bọn trẻ” không nghêu ngao hát: “Hà Tĩnh mình ơi, năm nay lại mất mùa…”.

Cuộc sống người dân nơi đây đang thay đổi từng ngày bởi những kế hoạch, chiến lược phát triển của tỉnh được cụ thể hóa bằng những dự án đầu tư lớn cho cả nông nghiệp và công nghiệp.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 ước đạt 91.191 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2014. Năm 2015, tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 17,5%, trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 19,6%; nông lâm thủy sản tăng 7,7%; thương mại - dịch vụ tăng 19,7%. Đóng góp không nhỏ trong thành tựu chung của toàn tỉnh là hệ thống Agribank – vốn được coi là NH của nhà nông.

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, bám sát tinh thần chỉ đạo của Agribank cũng như chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2015 Agribank Hà Tĩnh đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Nguồn vốn huy động, dư nợ có tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ xấu thấp, chất lượng tín dụng bảo đảm…

Hoạt động đầu tư vốn tín dụng kịp thời, đầy đủ đã tạo điều kiện cho các DN, hộ gia đình trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh theo mục tiêu định hướng phát triển kinh tế địa phương, nhất là phát triển các mô hình sản xuất thuộc các ngành nghề, cây con chủ lực của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, thực hiện tốt nội dung đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xác định Hà Tĩnh đang trên đà tăng trưởng, nhu cầu vốn đầu tư lớn nên ngay từ đầu năm 2015, Chi nhánh đã xác định mục tiêu quan trọng hàng đầu là tập trung huy động nguồn vốn trên địa bàn để có điều kiện chủ động mở rộng cho vay tăng trưởng quy mô tín dụng.

Agribank Hà Tĩnh đã và đang áp dụng nhiều giải pháp tích cực trong công tác huy động vốn như: Điều hành lãi suất huy động một cách linh hoạt, tăng cường các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, sử dụng các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu thị hiếu, tâm lý của khách hàng.....

Năm 2015 nguồn vốn của Agribank Hà Tĩnh chiếm gần 43,5% thị phần nguồn vốn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Năm nay, Chi nhánh đặt mục tiêu tiếp tục giữ vững được thị phần, chủ động cân đối nguồn vốn để cho vay phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.

Cán bộ phải… “nằm vùng”

Điểm dễ nhận thấy nhất trong hoạt động tín dụng ở Agribank Hà Tĩnh là cán bộ luôn phải bám sát, hiểu rõ địa bàn mình phụ trách…như lòng bàn tay. Sở dĩ như vậy vì từ lâu lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo các NH loại III phân công cán bộ bám sát địa bàn cùng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức Hội Nông dân, Phụ nữ thực hiện tư vấn cho khách hàng.

Do đó công tác thẩm định, cho vay kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, HTX và các hộ nông dân phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh... Đảm bảo vừa tăng trưởng tín dụng một cách bền vững, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.

Vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho các DN, hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh

Tính đến cuối năm 2015, tổng dư nợ của Agribank Hà Tĩnh đạt 9.297 tỷ đồng, với gần 120 ngàn khách hàng vay có dư nợ. Đáng chú ý là trong khi các NH khác đang phải vất vả co kéo nguồn vốn vì tỷ trọng tín dụng trung dài hạn cao thì ở Agribank Hà Tĩnh dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 62,6% tổng dư nợ; Dư nợ trung hạn chiếm 36,2%; Và dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng 1,2%/ tổng dư nợ. Tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động luôn được Chi nhánh tuân thủ đúng quy định, thanh khoản chi nhánh tốt.

Agribank Hà Tĩnh đã và đang triển khai rất tích cực những chương trình lớn, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn tỉnh như: cho vay xây dựng nông thôn mới (NTM); cho vay theo Nghị định 41/2010/ NĐ-CP và nay là Nghị định 55/2015/NĐ-CP; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp…

Cụ thể, tính đến cuối năm 2015, dư nợ cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp là 184,7 tỷ đồng, số lãi được hỗ trợ lãi suất lũy kế đến ngày 31/12/2015 là 7,5 tỷ. Dư nợ cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn là 8.460 tỷ đồng. Dư nợ cho vay theo các chính sách hỗ trợ lãi suất của UBND tỉnh là 1.201 tỷ đồng, với số khách hàng còn dư nợ là 12.883 khách hàng; Số lãi được hỗ trợ lãi suất lũy kế đến ngày 31/12/2015 là 108,4 tỷ đồng.

Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được triển khai đến toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh theo chủ trương của Chính phủ. Số xã Agribank cho vay xây dựng NTM là 235 xã dư nợ tiền vay 7.658 tỷ đồng...

Ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh đánh giá: Chương trình xây dựng NTM đã từng bước đi vào chiều sâu, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng nâng cao. Đến cuối năm 2015, số tiêu chí NTM của Hà Tĩnh bình quân đạt 11,7 tiêu chí/xã. Tỉnh đã có 26 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn NTM lên 52 xã, chiếm 22,6% tổng số xã (bình quân chung cả nước là 14,5%), không còn xã dưới 8 tiêu chí.

Không chỉ tăng trưởng về tín dụng, theo xu hướng chung Agribank Hà Tĩnh còn tăng cường triển khai mạnh các sản phẩm dịch vụ phù hợp tại địa bàn hoạt động. Các sản phẩm được triển khai như Bảo an tín dụng, thẻ ATM, Mobibanking, E Mobibanking, tiết kiệm dự thưởng, kiều hối, thanh toán quốc tế... đã khẳng định được uy tín, thương hiệu Agribank.

Bên cạnh đó, bám sát định hướng của Agribank, Phòng điện toán thường xuyên thực hiện và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, hỗ trợ các chi nhánh, đảm bảo các hệ thống công nghệ thông tin hoạt động thông suốt, hiệu quả. Agribank Hà Tĩnh đã triển khai phối hợp thu NSNN qua phần mềm AgriTax tại 6 chi nhánh loại III; triển khai chương trình thanh toán song phương với Kho bạc Nhà nước….

Lãnh đạo Agribank cho biết, năm 2016, một trong những mục tiêu của Chi nhánh là thu dịch vụ tăng tối thiểu 20%. Chi nhánh sẽ thường xuyên mở rộng khai thác các sản phẩm dịch vụ, coi việc phát triển sản phẩm dịch vụ là chiến lược kinh doanh lâu dài và ổn định trong tổng nguồn thu.

Công tác huy động vốn tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành, linh hoạt hình thức huy động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định.

Cùng với đó Chi nhánh tiếp tục tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện tốt kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Công tác thẩm định, tái thẩm định luôn được chú trọng; chọn lọc khách hàng tốt, các dự án có hiệu quả, phải kiểm soát được vốn tín dụng. Tập trung ưu tiên vốn cho nông nghiệp nông thôn và nông dân, tìm mọi giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng đạt hiệu quả cao nhất…

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, chỉ đạo của NHNN về an sinh xã hội (ASXH), trong thời gian qua Agribank Hà Tĩnh luôn thực hiện tốt các chương trình ASXH. Năm 2015 tổng số tiền chi cho công tác ASXH là 2.733 triệu đồng, làm 79 nhà tình nghĩa cho người nghèo, làm công tác từ thiện xã hội 1 tỷ đồng, hiện đang có kế hoạch triển khai tài trợ xây dựng trạm y tế phường Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập558
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,960
  • Tổng lượt truy cập92,036,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây