Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tiếng Anh là Provincial Competitiveness Index , viết tắt là PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh doPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ( USAID ) phối hợp khảo sát, đánh giá. Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 đối với 42 tỉnh, thành. Từ năm 2006 đến nay, tất cả các tỉnh, thành đều được đưa vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần được tăng thêm.
Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2017, với chủ trương xây dựng Chính phủ “liêm chính, kiến tạo, hành động quyết liệt vì người dân và doanh nghiệp”, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã chỉ đạo, tiến hành cải cách, rà soát, gỡ bỏ những chính sách bất hợp lý, từng bước tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh.
Theo đánh giá của VCCI, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu như tất cả các tỉnh, thành phố, nhất là nhóm giữa bảng xếp hạng đều tăng điểm số so với các năm trước. Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nhờ vậy giảm chi phí không chính thức, thủ tục hành chính thuận lợi hơn, an ninh trật tự được bảo đảm, cơ sở hạ tầng được cải thiện… Tuy nhiên, báo cáo xếp hạng PCI năm 2017 cũng chỉ ra một số bất cập, tồn tại mà các ngành, các địa phương cần tiếp tục tháo gỡ để tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Hà Tĩnh xếp thứ 33 trong số 63 tỉnh, thành phố
Đối với Hà Tĩnh, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác quản lý thuế, đất đai, bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng… nên tiếp tục thu hút và triển khai được nhiều dự án đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách. Năm 2017, toàn tỉnh thành lập mới trên 1.000 doanh nghiệp, tăng 16,6% so với năm 2016; thành lập mới 42 hợp tác xã; chấp thuận chủ trương đầu tư 87 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký 9.010 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016, trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có 06 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 1.652 tỷ đồng, 01 dự án FDI vốn đăng ký 2,1 triệu USD. Đây là những tín hiệu tích cực, tạo đà cho tỉnh tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Nguyễn Trung Thành - Chi cục Thống kê thành phố Hà Tĩnh
hatinh.dcs.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã