Học tập đạo đức HCM

Hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển bền vững

Thứ ba - 24/04/2012 20:16
Thực hiện Nghị quyết 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, thành phố (TP) Hà Tĩnh đã vào cuộc quyết liệt và tạo được bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững. Nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao ra đời mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân.

Sự vào cuộc quyết liệt trước hết từ sự quan tâm sâu sắc, từ những chủ trương kế hoạch đúng đắn của TP và sự đón nhận hào hứng của người dân. Trong khó khăn của một đô thị trẻ, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, manh mún thì việc nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích lại càng được đặt ra một cách cấp bách.

Thành phố hiện nay có trên 1400 ha dất chuyên canh lúa 2 vụ, khoảng 600 ha chuyên canh sản xuất màu và trên 140 ha chuyên canh sản xuất cây vụ đông. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp TP đã xây dựng được nhiều mô hình trình diễn và đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng có giá trị hàng hóa cao.

Năm 2008, với sự tài trợ của Viện KHKT Bắc Trung bộ, hợp tác xã rau an toàn xx thạch môn đưa vào sản xuất hoa ly trong nhà lưới cho thu nhập 100 triệu đồng/ha. Từ hiệu quả mô hình này, năm 2012, xã Thạch Môn quy hoạch 9ha trồng các loại hoa như hoa ly, hoa cúc, hoa lay ơn và cây cải bắp, cà rốt, dưa đỏ, trở thành địa chỉ đáng tin cậy cấp rau sạch an toàn cho người dân TP.

Còn ở xã Thạch Bình,đến nay người dân rất phấn khởi khi đưa vào sản xuất bí xanh, khoai tây, đậu cove bởi cho thu nhập cao gấp 3 lần lúa mà sản phẩm được khách hàng thu mua ngay tại chân ruộng. Với cây đậu cove năm nay thời tiết rét và mưa nhiều, sâu bệnh gây hại hoành hành nên năng suất không cao. Nhưng bù lại giá bán lại tăng cao, nếu năm 2011 người dân bán với giá 7 ngàn/kg thì năm nay tăng lên 20 ngàn đồng vẫn không đủ hàng để bán. Nhờ vậy mà thu nhập của người dân ngày càng cao. Gia đình chị Liên, chị Tuyết, chị Bình (xóm Bình Yên) thu nhập từ bí xnh, khoai tây, đậu cove khoảng 4 đến 5 triệu đồng mỗi vụ.

Xã Thạch Linh cũng là mô hình điển của TP trong việc đưa giống mới vào sản xuất. Đây là địa phương mà người dân có truyền thống sản xuất nông ngiệp từ lâu đời, những năm qua đã tích cực đưa giống lúa mới vào sản xuất như HT1, HT6, P6 cho năng suất và chất lượng cao. Bên cạnh cây lúa, xã phát triển trồng hoa, cây cảnh. Riêng dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn vừa qua, các hộ dân trồng và bán ra thị trường 30000 cây hoa cúc, 150 cây hoa lay ơn và hơn 100 cây cảnh các loại. Theo hoạch toán ban đầu, mỗi hộ trồng hoa cho thu nhập từ 1-5 triệu đồng. Trồng nấm rơm cũng là mô hình thành công ở đây. Ban đầu là 16 chị em ở xóm Tân Tiến đầu tư 5,3 triệu đồng mua nguyên vật liệu. Sau 2 tháng thu hoạch, trừ vốn ban đầu còn lãi ròng 61 triệu đồng. Từ thắng lợi này, xã tập trung đẩy mạnh sản xuất nấm rơm và liên hệ Trung tâm trồng nấm ở huyện Thạch Hà để tiêu thụ sản phẩm.

Từ những mô hình trình diễn và sản xuất thành công, điều đáng mừng nhất là người dân biết thay đổi tư duy, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ cao, đưa giống cây, con mới vào sản xuất cho thu nhập cao hơn. Thực tế khẳng định, mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng vẫn thích hợp với các loại cây như dưa hấu, khoai tây, cà rốt, cà chua, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa ly… trồng trên đất địa phương. Và điều không thể không nhắc đến đó là người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm rau sạch, an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, để nền Nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng công nghệ cao, TP phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nhân rộng mô hình. Có nhiều mô hình phát triển tốt như cây hoa đào ở Thạch Quý, hoa ly ở Thạch Môn, bí xanh, khoai tây ở Thạch Bình, nấm rơm ở Thạch Linh nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, thậm chí có mô hình không phát triển thêm được vì tâm lý của một số hộ dân vẫn trông chờ vào sự đầu tư của trên. Đồng thời phải làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, tuyên truyền mạnh mẽ để người dân nhận thức được lợi ích của việc sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập461
  • Hôm nay63,472
  • Tháng hiện tại722,799
  • Tổng lượt truy cập93,100,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây