Học tập đạo đức HCM

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Thứ ba - 05/05/2015 12:23
Sáng 5/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện chủ trì cuộc họp Hội đồng Nghệ thuật cấp tỉnh nhằm góp ý kịch bản chương trình nghệ thuật và một số nội dung liên quan chuẩn bị Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh và vinh danh Danh nhân Văn hoá thế giới – Đại thi hào Nguyễn Du.

Dự thảo Kịch bản chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 250 ngày sinh Nguyễn Du với tên gọi “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” do Bộ VHTT&DL xây dựng. Chương trình gồm 3 chương, thời lượng khoảng 70 phút.

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh: Cần xoáy sâu, làm nổi bật các giá trị Truyện Kiều và tài năng của Nguyễn Du

Dự kiến sẽ có 550 người trình diễn, trong đó: 150 diễn viên chuyên nghiệp, 100 diễn viên dân ca ví, giặm và các nghệ nhân dân gian, 300 diễn viên không chuyên. Chương trình được dàn dựng với hình thức nghệ thuật tổng hợp: ca, múa, nhạc, hát dân ca, kịch hình thể, kịch thơ Kiều, lẩy Kiều, chèo Kiều, ngâm, đọc thơ.

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Giám đốc Sở VHTT&DL Bùi Đức Hạnh: Cần thay đổi tên gọi chương trình nghệ thuật hợp lý hơn

Dự thảo đề cương tuyên truyền gồm 5 nội dung: Về cuộc đời Nguyễn Du, sự nghiệp sáng tác, tác phẩm Truyện Kiều, tôn vinh Đại thi hào Nguyễn Du, Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Nguyễn Du.

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Nhà phê bình Hà Quảng: Cần chú trọng trong việc chọn diễn viên, trang phục, đạo cụ

Các thành viên hội đồng thống nhất bố cục 3 chương và có nhiều ý kiến đóng góp cho kịch bản như: Nên xem xét thay đổi tên gọi chương trình nghệ thuật, không nên dựa vào Truyện Kiều; nội dung phải nhuần nhuyễn giữa quê hương – cuộc đời – tác phẩm của Nguyễn Du, không nên chỉ lấy Truyện Kiều để nói về Nguyễn Du; nên chọn thơ Nguyễn Du để đặt tiêu đề cho các chương và cảnh; cần chọn một số loại hình nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu nhất, không nên đưa vào quá nhiều; chú trọng việc chọn diễn viên, trang phục, đạo cụ; nên cơ cấu lại các cảnh và sử dụng các loại hình nghệ thuật (theo tiêu đề chương được đặt lại); không nên đặt tiêu đề cho các cảnh; cần xoáy sâu vào Truyện Kiều, từ đó làm nổi bật các giá trị của tác phẩm, nổi bật tài năng Nguyễn Du…

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Bí thư huyện ủy Can Lộc Võ Hồng Hải: Nên chọn thơ Nguyễn Du để đặt tiêu đề cho các chương, cảnh

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Bà Phan Thư Hiền - nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT&DL: Nên cơ cấu lại các cảnh trong các chương

Tại buổi làm việc, các thành viên còn đóng góp ý kiến vào Dự thảo Đề cương tuyên truyền lễ kỷ niệm phải làm bật được một Nguyễn Du yêu đời, yêu người, uyên thâm, thấm nhuần văn hoá Kinh Bắc và xứ Nghệ; bỏ phần mục đích yêu cầu trong đề cương; các nội dung trong đề cương cần cụ thể, rõ ràng hơn…

Làm nổi bật các giá trị về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du

Nhạc sỹ Ngọc Thịnh: Nên chọn một số loại hình nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu nhất

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện cám ơn các ý kiến đóng góp cụ thể của các thành viên và yêu cầu Sở VHTT&DL tiếp thu ý kiến, hoàn thiện đề cương tuyên truyền, bổ sung thêm giá trị của Truyện Kiều trong đời sống nhân dân Việt Nam ngày nay và bạn bè thế giới; trong phần sau, cần khái quát hơn tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và bổ sung phần văn hoá…

Riêng về kịch bản chương trình nghệ thuật, thống nhất bố cục 3 chương và thay tiêu đề các chương, sẽ gộp một số cảnh để cơ cấu lại; nghiên cứu chọn thay chủ đề chương trình theo 3 phương án: “Trăm năm trong cõi…”, “Tiếng thơ ai động đất trời”, “Vọng lời ngàn thu…”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng cho rằng, nội dung chương trình cần nêu bật lên những giá trị truyền thống văn hoá Hà Tĩnh đã hình thành nên cốt cách, tâm hồn, tài năng Nguyễn Du; cân nhắc việc sử dụng kịch hình thể.

 

Ngày 27/4/2015, UBND tỉnh có quyết định thành lập Hội đồng Nghệ thuật cấp tỉnh gồm 13 người. Bộ phận này có trách nhiệm thực hiện tư vấn, thẩm định nội dung các chương trình nghệ thuật và ấn phẩm xuất bản phục vụ các sự kiện văn hoá – chính trị của tỉnh.

 

Anh Hoài
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,831
  • Tổng lượt truy cập92,652,495
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây