Người cán bộ 50 tuổi này là cháu nhiều đời của Đại thi hào Nguyễn Du, trưởng thành từ ngành văn hóa cơ sở. Vì vậy, ông Nam rất tâm huyết với ý tưởng du lịch trải nghiệm NTM gắn với nền văn hóa quê hương. Những vùng quê Tiên Điền, Xuân Viên, Xuân Yên, Xuân Mỹ… khang trang, trù phú hôm nay đều ngập tràn sắc xanh; sôi động các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng...
Khẳng định của Chủ tịch UBND huyện được chứng thực bằng trải nghiệm và cách làm cụ thể. Lợi thế lớn nhất và là trụ cột để Nghi Xuân quyết tâm đẩy nhanh chiến lược phát triển du lịch, đó là trầm tích văn hóa phi vật thể và quê hương Đại thi hào Nguyễn Du. Hiện khu tưởng niệm Đại thi hào tại xã Tiên Điền đón hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi tháng. Chỉ cần 20% trong số đó lưu lại, thưởng thức ẩm thực, ra bến Giang Đình nghe Ví, Giặm, lẩy Kiều, thì đó là cơ hội tiếp thị du lịch tuyệt vời. Năm 2018, công trình quảng trường Nguyễn Du sẽ được khởi công trên khu đất rộng rãi ngay sát khu tưởng niệm, được kỳ vọng là “cục nam châm” hút du khách lưu lại Nghi Xuân, tham quan nông thôn kiểu mẫu và trải nghiệm du lịch đồng quê... Ngoài ra, huyện còn có một loạt điểm đến du lịch tâm linh, về nguồn, như: Khu di tích Nguyễn Công Trứ, đền thờ Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, đền Củi, chùa Phong Phạn, chùa Thanh Lương…
Thú vị nhất là 100% thôn trong huyện đều thành lập, duy trì câu lạc bộ văn nghệ dân gian với các loại hình Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Chèo, lẩy Kiều... phục vụ đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời làm sản phẩm du lịch.
Trang trại của Bí thư Đảng ủy xã Xuân Mỹ Lê Văn Bình có lẽ nổi tiếng nhất tỉnh Hà Tĩnh. Rộng 100ha, có đủ loại địa hình bán sơn địa, VAC, trang trại là kết quả sau gần 30 năm lao động của cả gia đình ông, từ thời cụ thân sinh khai hoang mảnh đất này. Hiện, nhiều doanh nghiệp từ TP.Vinh đã chủ động đề nghị hợp tác sản xuất nông sản sạch theo chuỗi, bằng cách cung cấp giống, quy trình và bao tiêu phần lớn sản phẩm...
Ông Lê Văn Bình cho rằng, mục tiêu đầu tiên và cũng là đích đến của XDNTM là người dân có ý thức cao, chủ động xây dựng cuộc sống của chính mình, về sâu xa đó chính là xây dựng con người văn hóa. XDNTM qua hành trình nhiều năm bền bỉ, từ yêu cầu đã trở thành nhu cầu, từ hy vọng đã trở thành khát vọng của người dân, các địa phương, của các cấp, ngành…
Cũng chính từ trang trại đẹp như… bên Tây của ông Lê Văn Bình là cảm hứng để UBND huyện Nghi Xuân chỉ đạo ngành văn hóa nghiên cứu xây dựng tour, tuyến du lịch trải nghiệm làng quê NTM. Du khách được tìm hiểu nền văn hóa lúa nước mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Nghe đâu, ông Bình đang thu xếp tài chính để đầu năm 2018 khởi công dãy nhà lưu trú, nghỉ dưỡng “mộc” ngay trong khuôn viên trang trại.
Với lợi thế về giao thông và địa lý gần TP.Vinh, UBND tỉnh Hà Tĩnh có kế hoạch khôi phục Nghi Xuân bát cảnh (8 cảnh đẹp Nghi Xuân) phục vụ phát triển du lịch bền vững, lâu dài. Hiện, Nghi Xuân cũng đã được Bộ Ngoại giao chọn là điểm dừng chân nghỉ dưỡng của các đại sứ nước ngoài tại Việt Nam (dự kiến vào đầu năm 2018) trong một sự kiện ngoại giao thường niên quan trọng của đất nước. Đây là cơ hội để huyện Nghi Xuân và tỉnh Hà Tĩnh quảng bá du lịch NTM đến bè bạn, du khách trong và ngoài nước.
Với nền tảng văn hóa và đột phá trong suy nghĩ, cách làm, Nghi Xuân đang tự tin hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2019.
Theo Anh Bình - Bá Tân/kinhtenongthon.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;