Học tập đạo đức HCM

Phúc Trạch: Cần lắm một cây cầu!

Chủ nhật - 31/05/2015 22:25
KTNT - Đến với Phúc Trạch (Hương Khê - Hà Tĩnh) trong một chiều tháng Năm oi ả, mùi nắng quyện với mùi lúa chín tạo nên một cảm giác yên bình của vùng quê chiêm trũng. Người dân nơi đây chân chất, hiền lành, sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Và nay đang đón chờ cơ hội thay đổi cuộc sống từ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Phúc Trạch nằm ở phía Đông Nam huyện Hương Khê, cách trung tâm huyện khoảng 10km, phía Bắc giáp xã Hương Đô, phía Nam giáp xã Hương Trạch và Hương Liên, phía Đông giáp xã Hương Trạch và Lộc Yên, phía Tây giáp xã Hương Liên. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.829,82ha, với 1.719 hộ, 5.369 khẩu được phân bổ trên 11 xóm.

Mặc dù đã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới nhưng để hoàn thành chương trình, chính quyền và nhân dân Phúc Trạch phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi sự thiếu hụt của cả nội lực và ngoại lực. Người dân dù rất nhiệt tình nhưng tiềm lực có hạn, thu nhập thấp nên khó có thể đóng góp tiền của để cùng xã hoàn thành các tiêu chí. Vì vậy, Phúc Trạch đang rất cần sự đồng sức đồng lòng của con em gần xa hướng về quê hương, cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, tỉnh, Trung ương để góp sức kiến thiết quê hương. Để có được một Phúc Trạch phát triển toàn diện không chỉ người dân phải đoàn kết một lòng mà cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Hiện nay, một số hạng mục trong đề án xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành nhưng khó khăn nhất là huy động sức mạnh ngoại lực để xây dựng một cây cầu, phục vụ cho người dân trong sản xuất cũng như giao thương, đồng thời phát triển đặc sản bưởi quê nhà.

Để mục sở thị những khó khăn của người dân khi đã gần chục năm nay phải đối mặt với những nguy hiểm khi hàng ngày qua lại con suối sâu sang bờ bên kia cấy trồng, chăm sóc, chúng tôi cùng với bà Trần Thị Hà, Chủ tịch UBND xã, đến con suối sông Ngàn Sâu nằm trên địa bàn xóm 2, giáp ranh giữa hai xã Phúc Trạch và Hương Trạch. Đến đây, chúng tôi mới thấm thía hết những khó khăn, vất vả của người dân khi hàng ngày phải qua lại trên lòng suối sâu và rộng tới hơn 20m, lởm chởm những mỏm đá nhô cao, không biết sẽ xảy ra chuyện gì nếu người dân bị sảy chân vấp ngã.

Ông Đoàn Thanh Hùng ở xóm 2 cho biết: “Vẫn biết là nguy hiểm nhưng nếu không sang bên kia suối thì chúng tôi làm gì có đất canh tác. Nghĩ đến những nguy hiểm rình rập hàng ngày ai cũng lo lắng nhưng vì cuộc sống cơm áo gạo tiền nên phải nhắm mắt bước qua. Mùa hè còn đỡ chứ vào mùa nước lớn, lòng suối thấp nhất cũng sâu 1,2m, thậm chí có chỗ sâu tới 4m. Có hôm tranh thủ thủy triều xuống, bà con sang bên kia trồng cam, bưởi, khi trở về là lúc thủy triều lên cao, ai biết bơi thì bất chấp nguy hiểm bơi về, còn những người không biết bơi thì đành khăn gói ở lại chờ cho đến khi nước rút.

“Chúng tôi khẩn thiết mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nhà hảo tâm giúp đỡ xây dựng cây cầu để tiện hơn trong việc đi lại, sản xuất”, ông Hùng nói.

Cũng theo quan sát của chúng tôi thì bên kia con suối không chỉ là nơi để bà con sản xuất mà còn có nhiều công trình văn hóa tâm linh quan trọng, đặc biệt là ngôi đền thiêng bao đời nay người dân vẫn qua lại cúng viếng. Ngôi đền này có nguồn gốc lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa lịch sử, người dân cũng như con em ở xa về đều qua lại thắp hương cầu phúc cầu lành.

Khi được hỏi về nguyện vọng của người dân nơi đây, ai cũng mong muốn có một chiếc cầu vững chãi để đi lại giao thương, thuận tiện cho sản xuất.

Bà Trần Thị Hà chia sẻ: “Là người gần dân nhất, hiểu dân nhất, tôi cũng như bà con đều muốn có con đường đi lại, một cây cầu bắc qua suối để hạn chế những hiểm nguy đang rình rập”.

Đấy có lẽ cũng là mong muốn của vị Chủ tịch UBND hết lòng vì dân, muốn làm tất cả vì nhân dân cũng như địa phương trước khi hết nhiệm kỳ. Do nguồn lực có hạn, xã Phúc Trạch không thể tự mình xây dựng một cây cầu có giá trị nên rất mong các nhà đầu tư, con em xa quê và những người gắn bó với Phúc Trạch hãy chung sức chung lòng, góp nguồn ngoại lực để cùng với địa phương xây một cây cầu vững chãi.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển kinh tế, dù vấp phải không ít khó khăn nhưng nhân dân Phúc Trạch đã biết vượt qua để đứng lên xây dựng một làng quê đổi mới từng ngày. Rất mong những nhà đầu tư xa gần cũng như con em quê hương, các doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng về với Phúc Trạch để giúp nơi đây ngày một đổi thay hơn.

Theo: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập652
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm651
  • Hôm nay83,066
  • Tháng hiện tại819,176
  • Tổng lượt truy cập93,196,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây