Học tập đạo đức HCM

Sáp nhập thôn: Tăng cường sức mạnh của cán bộ và nhân dân

Thứ ba - 14/08/2012 11:49
Với mục đích nhằm cơ cấu lại một cách hợp lí đội ngũ cán bộ để tập hợp, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư và giảm nguồn chi ngân sách, thực hiện quyết định số 131/2010 của HĐND tỉnh khóa XV và Quyết định 25/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã tiến hành sắp xếp, sáp nhập lại thôn, xóm và bước đầu đã có hiệu quả rõ nét.
Sau khi khảo sát thực trạng thôn xóm, toàn tỉnh có 2.827 thôn, tổ dân phố quy mô không hợp lý, có thôn tới 400 hộ dân nhưng cá biệt cũng có thôn chỉ 25 đến 34 hộ. Công việc nhiều, trách nhiệm lớn nhưng chế độ, chính sách dành cho đội ngũ cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố ở nhiều địa phương hiện quá thấp. Nguyên nhân của phụ cấp thấp phần lớn là do bộ máy còn quá cồng kềnh, quy mô thôn xóm chưa hợp lí, đội ngũ đảm nhận công việc thiếu ổn định, ít được bồi dưỡng. Vì thế, Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đề ra phương án đột phá, phải chấn chỉnh bằng cách thực hiện tinh giản từ cấp thôn, xóm trở lên.

 Nhờ nhận được sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân nên đến thời điểm này toàn tỉnh đã giảm 654/2.827 thôn, xóm với trên 6.000 cán bộ. Với con số cán bộ được tinh giản này, trung bình mỗi tháng cả tỉnh đã giảm được gần 2 tỷ đồng phụ cấp cho cán bộ thôn, xóm; số tiền đó được đầu tư vào việc tăng phụ cấp nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ đương nhiệm và đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Một số địa phương làm tốt chủ trương này như Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn, Lộc Hà. Điều đáng nói là khi bộ máy được tinh giản, chắt lọc thì cán bộ được giữ lại là những người có năng lực, tư cách đạo đức đảm bảo. Với cách làm việc mới hơn, khoa học hơn của cán bộ thì ý thức người dân tiếp thu cũng nhanh hơn, theo đó việc thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương cũng từ đó mà có hiệu quả rõ nét.
 
 

Làm đường giao thông nông thôn



Phát triển nghề nón
 
Thực hiện chủ trương của tỉnh về sáp nhập thôn, xóm, huyện Đức Thọ đã tập trung chỉ đạo, soát xét cụ thể và đến tháng 4 năm 2012, toàn huyện đã tinh giản được 88 thôn. Với số thôn được tinh giản đó thì huyện Đức Thọ có tới 596 cán bộ thôn phải nghỉ việc. Để động viên những người này, huyện Đức Thọ đã trích ngân sách hỗ trợ kinh phí từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Với nhiều năm tham gia làm thôn trưởng, rồi bí thư chi bộ từ những năm 1989 đến nay, trong đó có những năm không có khoản tiền phụ cấp nào nhưng ông Đinh Văn Tam ở xóm 4, xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ vẫn miệt mài, say mê với công tác của xóm. Sau khi xóm 4 đã được nhập với xóm 5 thành thôn Hòa Bình, từ 103 hộ với 18 đảng viên, sau sáp nhập thôn mới đã có 259 hộ với 36 đảng viên. Trong đợt sáp nhập đó, ông thuộc diện dôi dư nhưng thấu hiểu được ý nghĩa lâu dài của công tác sáp nhập thôn, xóm nên ông Tam đã làm đơn xin nghỉ Bí thư Chi bộ nhường lại vị trí cho người có sức khỏe và trí tuệ. Ông Tam cho biết “Bản thân tôi hoàn toàn nhất trí với việc sáp nhập thôn xóm nên tôi đã tự nguyện nghỉ để chủ trương của cấp trên được thực hiện nhanh chóng và tôi cũng thấy rằng việc sáp nhập thôn, xóm sẽ tạo nên được sức mạnh lớn hơn của tổ chức Đảng cũng như của cộng đồng sân cư”.

Sáp nhập thôn xóm, quy mô dân số đã tăng lên và có đủ các tổ chức trong từng thôn, tổ dân phố, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh của tổ chức cơ sở Đảng, của người dân. Đặc biệt trong điều kiện tất cả các địa phương trong tỉnh đều đang thi đua thực hiện xây dựng nông thôn mới, mà vấn đề đáng chú ý là việc huy động nội lực xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, số người nhiều hơn việc đóng góp cũng tập trung hơn. Điều này đang thể hiện hết sức rõ nét tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, từ 19 thôn nay chỉ còn 10 thôn và đội ngũ cán bộ thôn đã được kiện toàn. Ngoài việc tập trung phát triển sản xuất, Thiên Lộc đang tích cực đẩy mạnh xây dựng hệ thống nhà văn hóa thôn. Trước đây, do dân số ít nên nhà văn hóa thôn thường nhỏ hẹp và mang tính tạm bợ nhưng giờ đây 10 nhà văn hóa thôn với diện tích trên 1000m­2 /nhà, tổng giá trị mỗi nhà trên 1 tỷ đồng (nhân dân đóng góp 30%) đang trong giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị đưa vào sử dụng.

Ông Nguyễn Văn Tuần – Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết thêm: “Việc sáp nhập không chỉ tăng quy mô thôn, giảm được cán bộ, tập trung huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn mới mà cơ bản từ đó đã xóa được xóm trắng chi bộ hoặc chi bộ ghép, xóa được việc thiếu các tổ chức đoàn thể. Vì vậy, tất cả các thôn, xóm ở mọi lĩnh vực đều có tổ chức lãnh đạo nên đã tập hợp được đông đảo hội viên, đoàn viên. Từ đó phát huy được trí tuệ cũng như sức mạnh trong cộng đồng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn những đơn vị còn lại hoàn thành triệt để việc sáp nhập thôn, xóm nhằm đạt yêu cầu, mục đích mà tỉnh đã đề ra”

Với tầm nhìn chiến lược, với những biện pháp đồng bộ, cộng vào đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Hà Tĩnh là địa phương đầu tiên thực hiện thành công việc sáp nhập thôn, xóm. Dẫu rằng phía trước còn có những khó khăn nhưng tiền đề về con người, về tinh thần đoàn kết đã hiện hữu trong từng làng quê, khối phố. Chắc chắc rằng với những gì đã tạo lập được, Hà Tĩnh sẽ vững bước trên con đường hiện đại hóa quê hương.
 
                                       Bài, ảnh: Nguyễn Tâm (Đài PTTH Hà Tĩnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay16,815
  • Tháng hiện tại113,482
  • Tổng lượt truy cập92,491,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây