Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công nhiều cuộc trong điều tra, điều tra thống kê; hầu hết các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức điều tra thống kê nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa cuộc tổng điều tra, điều tra thống kê nên đã hợp tác đầy đủ, có trách nhiệm cao trong việc khai báo các thông tin.
Thu hoạch cá tại HTX Nuôi trồng thủy sản và Kinh doanh tổng hợp Việt Hải
Điều tra viên, tổ trưởng điều tra đã cố gắng, trách nhiệm, trực tiếp đến từng hộ gia đình phỏng vấn ghi phiếu điều tra. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là chính quyền cấp xã đã quan tâm vào cuộc tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Tuy vậy, vẫn còn có một số hộ chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của cuộc tổng điều tra nên khai báo chưa trung thực về thông tin điều tra; một số ít điều tra viên, tổ trưởng điều tra chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, năng lực; có nơi chính quyền cấp xã và hệ thống chính trị chưa vào cuộc chỉ đạo thực hiện nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác điều tra thống kê trên địa bàn.
Để thực hiện thành công cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 334/QĐ-BKHĐT ngày 22/3/2016 của Bộ KH&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
1. Cục Thống kê tỉnh:
- Căn cứ nội dung, kế hoạch và các hướng dẫn, quy định của Trung ương, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của tỉnh (gọi tắt là Ban chỉ đạo) kịp thời chỉ đạo thực hiện cuộc tổng điều tra trên địa bàn tỉnh thành công, chất lượng, đảm bảo đạt mục tiêu, tiến độ và yêu cầu đề ra;
- Chịu trách nhiệm toàn diện về hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ, tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, nghiệm thu và tổng hợp nhanh kết quả, bàn giao phiếu điều tra, quản lý kinh phí minh bạch, công khai, tiết kiệm, hiệu quả, báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện tổng điều tra; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, thiếu sót và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định.
2. Các sở: KH&ĐT, NN&PTNT, TN&MT và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, đơn vị mình, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành dọc từ tỉnh đến cơ sở tham gia đánh giá, cung cấp thông tin liên quan phục vụ cuộc tổng điều tra; đánh giá chính xác, đầy đủ các mục tiêu, chỉ tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn kế hoạch, các chương trình dự án phát triển của ngành; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kiến nghị, giải pháp xây dựng chính sách, cơ chế để phát triển ngành bền vững.
3. Sở TT&TT, Báo Hà Tĩnh, Đài PT-TH tỉnh và các cơ quan thông tin, đại chúng trên địa bàn phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tăng cường tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa cuộc tổng điều tra; hợp tác, khai báo thông tin “trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời” theo các chỉ tiêu phiếu điều tra và yêu cầu của điều tra viên, tổ trưởng điều tra; giám sát toàn bộ công tác tổng điều tra, các chương trình, chính sách, cơ chế liên quan đến nông thôn, nông nghiệp, thủy sản để đưa tin, phản ánh trung thực, khách quan, chính xác.
4. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Chịu trách nhiệm về công tác tổng điều tra trên địa bàn; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các khâu công việc của tổng điều tra, từ công tác chuẩn bị, tuyên truyền, tập huấn đến thu thập thông tin, nghiệm thu, bàn giao phiếu, quản lý kinh phí, báo cáo kết quả tổng điều tra với UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh và Cục Thống kê theo quy định;
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tổng điều tra trên địa bàn; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định; khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống truyền thông và chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện để hỗ trợ thực hiện tổng điều tra đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (là cấp trực tiếp quyết định chất lượng cuộc tổng điều tra) thực hiện tổng điều tra và chịu trách nhiệm về kết quả điều tra; nghiêm túc lựa chọn điều tra viên, tổ trưởng điều tra theo hướng dẫn của ngành Thống kê; huy động cơ sở vật chất kỹ thuật, các hình thức, phương tiện tuyên truyền phù hợp để tuyên truyền, vận động người dân khai báo trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ các thông tin cho điều tra viên ghi phiếu điều tra;
- Rà soát các quy hoạch, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn; đề xuất bổ sung, điều chỉnh và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới sát với tình hình thực tế và kết quả của cuộc tổng điều tra.
5. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội Nông dân và các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hội viên và người dân phối hợp thực hiện cuộc tổng điều tra thành công, có chất lượng.
Yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị này.
Chỉ thị này được phổ biến đến tận cán bộ, công chức của cơ quan và toàn thể nhân dân thôn, xóm, tổ dân phố nơi thực hiện tổng điều tra.
Theo: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;