Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sau 4 tháng triển khai đợt cao điểm hành động năm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, bước đầu đã ngăn chặn hiệu quả, xử lý nghiêm các trường hợp lưu thông, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau đã giảm 48%; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt giảm 73%; ô nhiễm vi sinh trong thịt giảm 4% so với 9 tháng đầu năm 2015.
Lực lượng chức năng kiểm tra chất tạo nạc có trong thịt lợn. Ảnh: TTXVN |
Nhận thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được nâng lên; hình thành một số điểm bán nông, thủy sản an toàn theo chuỗi và được giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế, khó khăn. Chính quyền cấp cơ sở còn xem đây là công việc quản lý của ngành Y tế, ngành NN&PTNT; các cơ sở SX-KD vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông - lâm - thủy - sản chủ yếu có quy mô nhỏ, lẻ nên rất khó khăn trong áp dụng nguyên tắc quản lý ATVSTP theo chuỗi; nhiều hoạt chất thuộc các nhóm thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm, thuốc bảo quản chưa có các phòng kiểm nghiệm phân tích…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh: Với kết quả 4 tháng cao điểm hành động VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy, dù vấn đề có phức tạp nhưng có thể làm được nếu vào cuộc quyết liệt, có sự phối hợp tốt giữa các bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương. Đặc biệt, là biết dựa vào dân.
Năm 2016 cần phải tạo sự chuyển biến rõ nét hơn trong bảo đảm ATVSTP, vì vậy, đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan nghiêm túc phối hợp thực hiện, đáp ứng mong đợi của nhân dân.
Đặc biệt, cần tập trung cao điểm kiểm soát việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; kiểm soát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau, trái cây; ngăn chặn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc giả, thuốc kém chất lượng…
Ngoài ra, cần quan tâm đặc biệt đến công tác thông tin truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí cung cấp thông tin chính xác và thực hiện quyền được biết thông tin của nhân dân; công khai trên thông tin đại chúng các cơ sở vi phạm…
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương tiếp tục phát huy đường dây nóng, bố trí cán bộ tiếp thu và xử lý tận nơi, có thông tin trở lại cho nhân dân; thực hiện khen thưởng cho người cung cấp thông tin đúng quy định, vận động nhân dân đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm ATVSTP…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh |
Phát biểu chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh đề nghị ngành NN&PTNT Hà Tĩnh và các địa phương tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về đảm bảo ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện xây dựng và công khai đường dây nóng từ Sở NN&PTNT tới tận các địa phương để tiếp nhận thông tin từ bà con nhân dân.
Thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục đối với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn, nhất là các cơ sở đang đạt loại C. Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập tổ cơ động nhằm kiểm tra, thanh tra đột xuất.
Sở Y tế tăng cường chức năng kiểm soát các chất dược liệu, tránh lạm dụng trong chăn nuôi trở thành chất cấm.
Theo Biện Nhung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;