Theo báo cáo, đến nay, toàn tỉnh đã có 147/147 xã có rừng hoàn thành việc xây dựng và phê duyệt phương án giao đất, giao rừng, với tổng diện tích gần 55.000 ha cho 20.610 hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Toàn tỉnh có 135 xã đã và đang thực hiện việc đo đạc bản đồ địa chính, đánh giá đặc điểm khu rừng, với diện tích trên 43.000 ha, cho 17.601 hộ và cộng đồng dân cư, đạt 79 % so với phương án; còn lại 12 xã chưa triển khai đo vẽ bản đồ địa chính, với diện tích 731 ha.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Cần khẩn trương soát xét và điều chỉnh phương án đảm bảo tính khả thi trong thực hiện đo vẽ và giao đất giao rừng... |
Phòng TN&MT các địa phương phối hợp với cá hạt kiểm lâm kiểm tra, thẩm định được gần 17.000 ha rừng trên 37 xã, đạt 391% diện tích đo vẽ. Toàn tỉnh đã thẩm định hồ sơ cho 5.967 hộ với diện tích 12.000 ha, đạt 71% diện tích kiểm tra, thẩm định; tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.918 hộ với diện tích 4.392 ha, đạt 10% diện tích đo vẽ và 62% diện tích đã phê duyệt bản đồ.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác đo vẽ bản đồ địa chính, giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; đồng thời đề xuất giải quyết những tồn đọng lâu nay để đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo kế hoạch của tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nêu ra một số hạn chế trong việc thực hiện công tác giao đất, giao rừng, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, trong đó tập chủ yếu là do vai trò của UBND cấp huyện và năng lực các nhà tư vấn yếu kém. Ngoài ra, việc phối kết hợp giữa đơn vị tư vấn và địa phương, giữa các ngành thiếu còn chặt chẽ. Các bên tham gia chưa sâu sát, quyết liệt và chưa có phương pháp phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt là người đứng đầu chưa phát huy hết trách nhiệm của mình, một số nơi khi phát hiện nhưng chưa tập trung xử lý một số vướng mắc...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu, thời gian tới, các địa phương, các sở, ban, ngành liên quan cần tập trung rà soát các phần việc chưa làm được và những vướng mắc để đưa ra những giải pháp cụ thể.
Các đơn vị, ngành liên quan phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, cử cán bộ về cơ sở để nắm và giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc. Tổ chức các cuộc họp tới tận thôn, xã để đốc thúc và triển khai các nhiệm vụ.
Ngoài ra, cần khẩn trương soát xét và điều chỉnh phương án đảm bảo tính khả thi trong thực hiện đo vẽ và giao đất giao rừng, kịp thời tổ chức trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính, hạn chế tối đa việc tồn đọng hồ sơ cấp đất tại huyện...
Tập trung quyết liệt các giải pháp để hoàn thành những phần việc còn lại đảm bảo theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Vũ Viễn
Nguồn baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;