Sau gần 4 năm triển khai XDNTM, Thường Nga đã có 68 mô hình sản xuất tiêu biểu như tổ hợp tác liên doanh, liên kết các mô hình chăn nuôi lợn với quy mô 20 con/lứa, trong đó có 2 mô hình nuôi lợn liên kết quy mô 500 con/lứa. Hình thức sản xuất mới này đã làm thay đổi tập quán sản xuất manh mún, góp phần giúp bà con đổi mới tư duy trong sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị.
Xã cũng phát triển thêm mô hình trồng cây ăn quả như cam, chanh tại khu vực xóm Bồng Sơn với diện tích trên 5ha, giải phóng mặt bằng để doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa và phát triển vùng nguyên liệu cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đi vào hoạt động.
Để sản xuất đạt hiệu quả bền vững, lãnh đạo xã Thường Nga còn phối hợp với ngành chức năng tổ chức 23 lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa, lạc, ngô, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi lợn gắn với xử lý môi trường, chăn nuôi gà, vịt với 1.500 lượt người tham gia. Thường xuyên phối hợp với Trường Trung cấp dạy nghề Hồng Lĩnh, Hội Nông dân mở các lớp đào tạo chăn nuôi, phòng trừ dịch hại cho đàn gia súc, gia cầm. Qua công tác tập huấn đào tạo nghề đã giúp người dân nắm bắt được cơ bản kiến thức kỹ thuật, thị trường và định hướng mở rộng sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Dù đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng nhưng hiện nay công tác XDNTM của xã Thường Nga còn gặp nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm của các ban, ngành. Về giáo dục, hệ thống trường mầm non và trường tiểu học đã đạt chuẩn nhưng đến nay cơ sở vật chất của trường xuống cấp nghiêm trọng. Trạm y tế cũng đã xuống cấp, không đáp ứng tốt nhu cầu khám - chữa bệnh của nhân dân. Vì vậy, Thường Nga mong muốn các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư nâng cấp, mua sắm trang thiết bị để phục vụ tốt công tác dạy học, khám - chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
Trường học trên địa bàn xã đã xuống cấp, cần sự quan tâm của cấp trên.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đương Trọng Hữu, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Thường Nga là xã nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu ngân sách hàng năm thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì thế, Thường Nga mong muốn tỉnh, huyện và các ban ngành ưu tiên giúp xã một số dự án lồng ghép để Thường Nga về đích NTM đúng yêu cầu đặt ra”.
Tuy gặp những khó khăn nhất định nhưng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, chắc chăn Thường Nga sẽ cán đích NTM trong năm 2015.
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã