Học tập đạo đức HCM

Ưu tiên đầu tư phát triển các địa phương trên tuyến biên giới

Thứ bảy - 23/05/2015 04:35
Sáng 23/5, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương Đảng do Phó trưởng ban Nguyễn Ngọc Bảo dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về tình hình phát triển KT-XH tuyến biên giới đất liền trên địa bàn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan tiếp và làm việc với đoàn.

Hà Tĩnh có 8 xã biên giới thuộc 3 huyện (Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang), với tổng diện tích tự nhiên 149.038 ha (chiếm 24,85% diện tích tự nhiên), trong đó, đất canh tác 97.794ha (chiếm 65,6ha diện tích đất tự nhiên), dân số 10.181 hộ, với 37.511 người. Trên tuyến biên giới có Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là 1 trong 8 KKT cửa khẩu trọng điểm của quốc gia.

Ưu tiên đầu tư phát triển các địa phương trên tuyến biên giới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng đề nghị Trung ương chỉ đạo các bộ, ngành chức năng làm việc với Chính phủ Lào đẩy nhanh tiến trình thành lập khu hợp tác kinh tế theo thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ.

Ưu tiên đầu tư phát triển các địa phương trên tuyến biên giới

Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Nguyễn Ngọc Bảo: Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh, cũng như hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của địa phương đã để lại nhiều bài học quý cho các tỉnh, thành khác học tập, noi theo

Thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển KT-XH của nhà nước và tỉnh, thời gian qua tình hình trên tuyến biên giới ở Hà Tĩnh cơ bản phát triển ổn định, các hoạt động giao lưu, hợp tác các cấp được tăng cường, mối quan hệ giữa các lực lượng, chính quyền, nhân dân, cư dân vùng giáp ranh ngày càng gắn bó, đoàn kết, góp phần củng cố tình hữu nghị Việt-Lào. ANTT khu vực biên giới được củng cố, giữ vững… Hai bên đã phối hợp tốt trong công tác quản lý đường biên, mốc giới.

Về tình hình thương mại biên giới, đến nay đã có 200 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu. Trung bình có 77.000 phương tiện xuất nhập cảnh hàng năm. Giai đoạn 2010-2014 tổng thu ngân sách đạt 669,2 tỷ đồng, tổng kim ngạch qua biên giới đạt 1,065 tỷ USD…

Ưu tiên đầu tư phát triển các địa phương trên tuyến biên giới

Trưởng Ban Quản lý KKT tỉnh Hồ Anh Tuấn: Cần có sự nhất quán trong việc ban hành, thực hiện các chích sách tại KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng và Chính phủ về xây dựng khu vực phòng thủ và chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, thời gian qua, các địa phương trên tuyến biên giới đã xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh…

Bên cạnh những kết quả đạt được, đời sống KT-XH của bà con còn gặp nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hệ thống hạ tầng còn nhiều yếu kém…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng gửi lời cảm ơn và mong muốn các thành viên đoàn công tác tiếp tục dành sự quan tâm, giúp đỡ địa phương trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển.

Ưu tiên đầu tư phát triển các địa phương trên tuyến biên giới

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh: Mặc dù có bước phát triển, song hệ thống cơ sở hạ tầng các địa phương trên tuyến biên giới còn thiếu và yếu.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho rằng, để xây dựng tuyến biên giới chung thực sự vững mạnh, ngoài chính sách, chiến lược tổng thể, cần xây dựng chiến lược riêng đối với tuyến biên giới từng nước. Riêng đối với nước bạn Lào, cần có các giải pháp hữu hiệu về hợp tác, phối hợp với bạn để giữ gìn biên giới bình yên, lấy quan hệ hữu nghị, kinh tế, thương mại, đầu tư làm nền tảng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị Trung ương chỉ đạo các bộ, ngành chức năng làm việc với Chính phủ Lào đẩy nhanh tiến trình thành lập khu hợp tác kinh tế theo thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ. Bổ sung tuyến đường 8, đường 12 trên lãnh thổ Việt Nam và Lào vào Nghị định thư số 1 của Hiệp định về tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Ưu tiên nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo…

Ưu tiên đầu tư phát triển các địa phương trên tuyến biên giới

Phó Chính uỷ Bộ Chỉ huy Biên phòng Hà Tĩnh Trần Ngọc Thanh: Cùng với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp giữa vững ổn định tình hình QP-AN, BĐBP Hà Tĩnh đã hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Nguyễn Ngọc Bảo và các thành viên đoàn công tác đánh giá cao sức bật toàn diện của Hà Tĩnh trong những năm qua. Hà Tĩnh đã huy động, thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển KT-XH. Nhờ đó, tốc độ kinh tế luôn đạt ở mức tăng trưởng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được tăng lên.

“Sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh, cũng như hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của địa phương đã để lại nhiều bài học quý cho các tỉnh, thành khác học tập, noi theo” - Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

Các thành viên đoàn công tác đã tiếp thu, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của Hà Tĩnh để tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Bộ Chính trị hoàn thiện các chính sách về phát triển KT-XH đối với các địa phương nằm trên tuyến biên giới đất liền; kiến nghị, đề xuất với địa phương một số giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn tỉnh nói chung, tại các xã tuyến biên giới nói riêng…

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng trong giai đoạn 2006-2014 đạt 12%, thu nhập bình quân đầu người toàn vùng ước đạt 18 triệu đồng. Tính đến nay 8/8 xã đã có tuyến đường giao thông đến tận trung tâm xã. Đến năm 2014, trên tuyến biên giới đã xây dựng 226 km đường GTNT, 120 đường tuần tra, bảo vệ biên giới. Trên địa bàn tuyến biên giới hiện có 182 km đường điện, 23 trường học, 8 trạm y tế, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 52,5%.

Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập377
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại227,638
  • Tổng lượt truy cập90,291,031
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây