Học tập đạo đức HCM

Về Sơn Châu xem hươu vờn thỏ

Thứ năm - 09/07/2015 03:23
Hươu và thỏ đều hiền lành, nhút nhát như nhau, nhưng cả hai đều mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân Sơn Châu (Hương Sơn). Nhìn bên này chuồng, con hươu nhú cặp lộc nõn đang nhai lá, lại thấy bên kia đàn thỏ xếp hàng dài gặm cỏ non mới thấy vui thêm chuyện làm ăn thời mới.
Về Sơn Châu xem hươu vờn thỏ

Ông chủ trẻ Trần Hoàng bên trại nuôi thỏ.

Cả làng nuôi hươu

Người dân Sơn Châu đến bây giờ vẫn nhắc chuyện ông Văn - một nông dân nghèo đã lấy nghề phụ nuôi hươu làm cứu cánh cho cả nhà vào những năm 1979 - 1980. Vùng Sơn Châu ít lá cây hơn các xã vùng đồi nên hồi ấy, ông Văn chỉ cho hươu ăn cỏ non và tận dụng đất hoang ven bãi Ngàn Phố để trồng ngô. Nhờ đức tính mẫn cán, hươu đã không phụ công người. 3 năm sau, gia đình ông Văn đã có một đôi hươu đẹp: hươu cái đẻ con, hươu đực cho lộc. Kể từ đó, gia đình ông bắt đầu làm ăn thịnh phát.

Tiền đong gạo, con cái học hành, xây nhà và mọi thứ sinh hoạt khác đều nhờ nuôi hươu mà nên cơ nghiệp. Giống hươu nhà ông Văn bắt đầu được nhân rộng trên địa bàn xã. Người dân Sơn Châu đã biết nuôi hươu ngay tại vùng rốn lũ, nhưng số lượng không nhiều. Tính ra, lúc đó khoảng 20 hộ nuôi, nhưng hộ nào cũng thấy sinh lời. Hồi ấy, một con hươu đực đến mùa cắt lộc chỉ cần có trọng lượng từ 4-5 lạng là đủ tiền mua gạo nuôi 5-6 miệng ăn trong gia đình.

Anh cán bộ nông nghiệp xã Sơn Châu dẫn tôi tới thăm gia đình ông Nguyễn Đình Nam - một trong những hộ nuôi hươu mát tay của thôn Nam Đoài. So với những hộ khác ở Sơn Lâm, Sơn Giang thì tổng đàn của ông hiện vẫn nằm ở mức khiêm tốn với 10 con (5 đực, 5 cái), nhưng vợ chồng ông Nam được dân chúng cho là người “thức thời” nhất trong chuyện nuôi hươu. Hiện nay, gia đình ông không chỉ nuôi hươu mà còn có lợn, gà, chim bồ câu. Ông còn đào ao trong vườn để nuôi cá và mở thêm dịch vụ xay xát. Lúc chúng tôi tới nhà, giữa chiều hè nắng gắt, thấy ông Nam đang lúi húi cắt cỏ voi trong vườn. Bà Loan đang trải phơi từng nong lớn loại ngô răng ngựa vàng rộm trên sân.

Tôi hỏi gia chủ: - “Loại ngô này để phục vụ con gì?”. Bà Loan nói: - “Loại ngô này đến mùa đông nấu nhừ thành cháo cho hươu ăn, còn mùa này chỉ cho nó ăn cỏ non và mít tươi”. Bà cho biết thêm: “Ngày trước, dân khổ thì hươu cũng đói, bây giờ dân no nên hươu cũng no. Hươu đực đang thời kỳ ra lộc hay hươu cái sinh sản được bồi bổ quả mít non, cháo ngô hay cháo đậu thì rất lợi lộc và khỏe con”.

Anh cán bộ phòng nông nghiệp xã tiết lộ: “Gia đình bác Nam nuôi hươu có duyên lắm. Năm ngoái, có một con hươu đực ra hai lứa lộc nặng tới 1 kg nhung tươi. Hươu cái đẻ con nhờ giống tốt nên bán được 20 triệu đồng”.

Bà Loan bộc bạch: “Hươu là con vật dễ nuôi, chi phí đầu tư không lớn, ít bệnh hơn dê và gia súc khác. Hàng năm, nguồn lợi kinh tế từ chăn nuôi khoảng 50-60 triệu đồng thì lợi nhuận từ hươu đã chiếm quá nửa”.

Đi thăm nhiều chủ hộ nuôi hươu mới vỡ lẽ, Sơn Châu bây giờ phát triển rầm rộ đều bắt nguồn truyền thống những thập kỷ trước. Đó là truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp nhau cùng phát triển. Khi đất nước chưa bước vào công cuộc đổi mới, người làng này đã biết chung vốn nuôi hươu. Trong cơ chế thị trường, họ sẵn sàng bán “chịu” cho những người có nhu cầu.

Anh Đinh Lương Hào - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Châu cho biết: “Hiện cả xã có tới 1.619 con hươu, xếp vào loại nhất nhì huyện Hương Sơn. Cơ chế động viên, khuyến khích dân làm giàu của huyện tạo động lực để người dân đầu tư nuôi hươu. Người nuôi 10 con hỗ trợ 10 triệu đồng, 20 con hỗ trợ 30 triệu đồng. Số lượng càng nhiều, cơ chế càng thoáng”.

Về Sơn Châu xem hươu vờn thỏ

Nghề nuôi hươu giúp nhiều hộ dân Sơn Châu đổi đời

Trại nuôi thỏ của ông chủ trẻ

Có lẽ chưa bao giờ tôi gặp được một khu trại chăn nuôi rộng thoáng và vệ sinh môi trường tốt như của ông chủ trẻ này. Đó là Trần Hoàng, năm nay mới 30 tuổi, nhưng đã xây dựng được nhà cửa, sắm sửa tiện nghi khang trang. Nhà Hoàng tọa lạc trên một ngọn đồi cao ở thôn Sinh Cờ, xã Sơn Châu. Hoàng bảo tôi: “Chuyện nuôi thỏ tương lai chưa biết ra sao, nhưng em tin thế nào cũng thành công. Khi được tin chính quyền huyện Hương Sơn đưa nhà đầu tư - Công ty Thực phẩm Hà Nội về giúp dân phát triển nghề nuôi thỏ, em đã chủ động đăng ký tham gia”.

Hoàng dẫn tôi đi thăm trại thỏ nằm cạnh nhà. Những đàn thỏ trắng như bông xếp hàng ngang, hàng dọc theo từng ô chuồng hình chữ nhật được làm bằng khung lưới thép. Ngăn nào cũng thoáng mát, đủ ánh sáng, không khí và cả nguồn thức ăn dinh dưỡng hàng ngày. Hoàng đưa nắm cỏ non lên, một chú thỏ nhanh nhẹn nâng hai chân trước lên đỡ nhẹ nhàng và nhai ngon lành.

Hoàng chia sẻ: “Hiện nay, trong chuồng đã có tới 200 con, đợt sau, em sẽ nhập tiếp 300 con nữa. Nếu một mình thì đâu kham nổi, nhưng ở đây liên kết theo phương châm hai bên đều có lợi nên em thấy có cơ sở. Công ty Thực phẩm Hà Nội cung cấp giống cho các hộ. Người nuôi được cán bộ kỹ thuật tập huấn kỹ về kiến thức nuôi và phòng bệnh cho thỏ. Họ đứng ra bao tiêu sản phẩm nên người nuôi có thể yên tâm”.

Hoàng nhẩm tính: “Một con thỏ khỏe mạnh một năm sinh sản từ 6-8 lứa, trọng lượng gần 2,5 kg thì trang trại của anh có thể xuất chuồng được 1 vạn con”. Nếu giá bán giữ mức 70.000 - 80.000 đồng/kg như hiện nay thì chẳng mấy chốc, ông chủ trẻ này khấu hao được vốn đầu tư xây dựng ban đầu. Hoàng cho biết, ở Sơn Châu còn có ông Đào Việt mấy tháng nay đang tập trung làm chuồng trại và vài ngày nữa sẽ nhập 500 con thỏ.

Trời đang nắng chang chang bỗng dưng mây đen kéo tới. Đàn thỏ có vẻ sợ sệt khi thời tiết thay đổi, nhưng ông chủ trẻ Hoàng lại hồ hởi: “Mong sao trời mưa cho đất dịu đi tý, chuồng trại làm thế này mưa mấy đàn thỏ cũng không bao giờ bị ướt. Còn cả làng Sơn Châu này cứ an tâm mà nuôi hươu, thỏ. Làng “rốn lũ “ nhưng được con đê Tân Long “cắt rốn” lâu rồi”.

Phan Thế Cải
Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại854,373
  • Tổng lượt truy cập92,028,102
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây