Học tập đạo đức HCM

Xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Nguy cơ thất truyền nghề đúc đồng Đức Lâm

Thứ tư - 31/10/2012 13:19
Làng Đức Lâm, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) từng nổi tiếng với nghề đúc đồng, nơi có nhiều nghệ nhân tham gia đúc vũ khí phục vụ cách mạng, thế nhưng hiện tại cả xã chỉ còn 4 hộ làm nghề. Người dân nơi đây lo lắng nghề đúc đồng truyền thống của quê hương sẽ bị thất truyền.

Giờ đây về xã Thạch Lâm, đi khắp đường làng, ngõ xóm  rất khó tìm được một lò rèn đúc đồng truyền thống với những âm thanh quen thuộc. Như để chia sẻ sự tiếc nuối, ông Lê Quang Trường, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Lâm  cho biết: “Trước đây, trên địa bàn xã Thạch Lâm có làng đúc đồng Đức Lâm với hàng trăm hộ làm nghề. Thế mà giờ đây cả làng chỉ còn 4 hộ theo nghề, trong đó có hai hộ  làm thường xuyên (hộ ông Phạm Văn Phụng và Nguyễn Xuân Biểu), hai hộ còn lại khi làm, khi không. Chứng kiến cảnh một làng nghề truyền thống của quê hương đang bị mai một dần mà buồn, nhưng lực bất tòng tâm, chúng tôi chưa tìm ra hướng nào để khôi phục lại làng nghề”.
Một lò đúc đồng tại làng Đức Lâm
Được biết, làng Đức Lâm trước đây gọi là thôn Phái Nam và thôn Phái Thượng thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà. Đã một thời, người dân nơi đây ăn nên làm ra nhờ nghề đúc đồng truyền thống. Ông Phạm Văn Phụng (82 tuổi), một nghệ nhân trong làng cho biết: Ông tổ của làng nghề là cụ Phạm Húy Toán, một nghệ nhân đến từ đất Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Khoảng gần trăm năm trước, cụ Phạm Húy Toán đến Đức Lâm, chọn nơi đây định cư và phát triển nghề đúc đồng. Khi tôi còn nhỏ đã được cha, chú truyền nghề. Khoảng bảy, tám chục năm về trước, làng chỉ độ 130 hộ  dân, thế mà có đến quá nửa làm nghề đúc đồng. Đây là nghề chính nuôi sống người dân quê tôi và khách thập phương cũng tìm đến đây xin được học nghề.  Ngày ấy, những thợ đúc đồng quê tôi chủ yếu làm ra các sản phẩm dân dụng như: Nồi, chậu, chảo, bình, mâm và đồ lễ thờ cúng trong đền, chùa…".
Trầm ngâm hồi tưởng lại một thời kỳ vàng son của làng nghề, ông Phụng cho biết thêm: "Ngày đó, làng lập ra các phường, hội để thu mua nguyên liệu và bán sản phẩm. Thương hiệu đồng Đức Lâm vang xa, thương lái khắp nơi đến đặt hàng tại lò. Họ ăn, ở ngay tại đây để chờ lấy hàng đem đi bán. Người trong làng còn đưa cả hàng sang Thà Khẹt và Viêng Chăn (nước Lào) để đổi trâu, bò. Cũng nhờ nghề đúc đồng mà cuộc sống của bà con ngày đó khá tươm tất. Dân làng nơi đây còn xây dựng đền thờ Thủy tổ nghề đúc đồng để tưởng nhớ công lao to lớn người đã gây dựng nên sự nghiệp cho làng. Thế nhưng, cùng với những biến cố của thời gian và do chiến tranh kéo dài nên nghề đúc đồng của làng bị gián đoạn. Mãi đến những năm 90 của thế kỷ 20, một vài người trong làng mới khôi phục lại được nghề. Thế nhưng, chỉ được một thời gian, do sản phẩm làm ra chậm tiêu thụ nên không mấy người còn mặn mà với nghề. Cho đến nay, làng Đức Lâm chỉ còn 4 hộ vẫn theo nghề của ông cha mà thôi. Càng buồn hơn, giờ đây bọn trẻ trong làng không còn mặn mà với nghề đúc đồng. Sở dĩ có tình trạng này là vì nghề đúc đồng rất vất vả, lại đòi hỏi kỹ thuật khắt khe, đã thế, sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ. Nhìn những khuôn đúc bằng đất nằm chỏng trơ mà chúng tôi thấy buồn. Chẳng bao lâu nữa lớp người như chúng tôi qua đời cả, chắc cái nghề tiên tổ để lại cũng bị mai một".
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Trường, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Lâm cho biết: “Hiện nay, người dân trong làng vẫn có nguyện vọng khôi phục lại nghề đúc đồng truyền thống, nhưng khó khăn nhất vẫn là đầu ra cho sản phẩm. Để giữ nghề, một số hộ đã chuyển sang đúc nhôm và làm những vật dụng thông thường trong cuộc sống. Nhưng do vốn có hạn nên không ai dám đầu tư mua máy móc công nghệ cao, mà chủ yếu vẫn làm thủ công là chính. Hiện tại, Đảng ủy, UBND xã vẫn động viên các gia đình trong thôn duy trì nghề đúc đồng truyền thống. Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, muốn giữ được nghề thì phải tổ chức lại sản xuất, tốt nhất là sớm thành lập hợp tác xã thủ công. Thế nhưng, cái khó bó cái khôn, biết thành lập hợp tác xã là tốt, là tối ưu, nhưng đành chịu. Do vậy, hiện tại ở Đức Lâm chủ yếu là của tư nhân”.
Làng nghề đúc đồng Đức Lâm đang đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Rất mong chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư để khôi phục lại làng nghề truyền thống./.
Bài và ảnh: PHẠM KIÊN
Theo qdnd.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại739,858
  • Tổng lượt truy cập93,117,522
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây