Cùng chủ trì cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tham dự.
Với mục tiêu tạo bước phát triển mới về cơ cấu và quy mô, đảm bảo điều kiện thuận lợi để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển giáo dục, đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”.
Dự thảo đề án đã đánh giá thực trạng giáo dục Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2017 từ hệ thống trường mầm non và phổ thông; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 728 trường mầm non và phổ thông, trong đó, công lập giảm 94 trường, ngoài công lập tăng 8 trường so với năm học 2011 - 2012. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số trường quy mô nhỏ, trường mầm non, tiểu học có nhiều điểm trường, đội ngũ giáo viên còn thiếu, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng miền…
Với mục tiêu phát triển giáo dục Hà Tĩnh một cách đồng bộ, cân đối cơ cấu và quy mô, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của nhân dân, hướng tới xã hội hóa học tập, đề án đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ giải pháp, trong đó có các giải pháp trọng tâm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức về giáo dục của toàn xã hội; tiếp tục thực hiện quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; sắp xếp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; thí điểm chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang cơ chế tự chủ tài chính...
Tại cuộc họp, các đại biểu đều khẳng định tính cần thiết của đề án. Một số đại biểu cho rằng: Đề án cần đánh giá kỹ hơn về thực trạng và chất lượng giáo viên ở từng cấp học, có dự báo tình hình để đưa ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp, có tính chiến lược.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh ghi nhận những cố gắng của ngành giáo dục và các địa phương trong quá trình xây dựng dự thảo đề án.
Tuy nhiên, đề án chưa nêu được tầm quan trọng của việc xây dựng đề án trong điều kiện mới, bố cục của đề án cần sắp xếp lại, việc đánh giá tình hình giáo dục cần cụ thể, chi tiết. Đề án phải nêu bật được cơ chế, chính sách, sự quan tâm của tỉnh đối với công tác giáo dục; mạnh dạn đánh giá những hạn chế của ngành, khó khăn về dạy học, tổ chức bộ máy, đội ngũ, chất lượng thi cử; đánh giá cụ thể mô hình xã hội hóa, bán công chuyển sang công lập, chương trình sách giáo khoa, phân luồng học sinh...
Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: "Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy phải có phương án rõ ràng, gắn với tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII".
Theo Thúy Ngọc - Lê Tuấn/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã