Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới không chạy theo thành tích

Thứ sáu - 17/10/2014 04:38
"Chỉ tập trung đối với những xã đủ điều kiện, không nên dàn đều cho các xã, không chạy theo thành tích" - Đó là kiến nghị của nhiều cử tri trong các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh trước thềm kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Đây cũng là một trong nhiều băn khoăn, trăn trở của cử tri kiến nghị, đề đạt với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành trước kỳ họp Quốc hội quan trọng sẽ quyết định các giải pháp cấp bách cho phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian tới.
 
Cử tri kiến nghị Bộ Công thương cần quan tâm ổn định thị trường mủ cao su, giúp người trồng cao su có thu nhập ổn định.

Theo cử tri huyện biên giới Tân Châu, chủ trương xây dựng nông thôn mới được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, với việc triển khai ồ ạt xây dựng các xã nông thôn mới, trong khi việc huy động các nguồn lực và vốn đối ứng đang gặp nhiều khó khăn sẽ dẫn đến việc các địa phương chạy theo thành tích. Cử tri kiến nghị: Trước mắt, cần tập trung nguồn lực đối với những xã đủ điều kiện, không nên dàn đều cho các xã. Mặt khác, nhiều cử tri cho rằng, phải đánh giá đúng thực chất những tiêu chí của xã nông thôn mới, chứ không nhất thiết phải đủ 19 tiêu chí. Bởi có những tiêu chí, theo nhiều cử tri, sẽ khó thực hiện khi xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay như: Tiêu chí 15 (y tế), tiêu chí 17 (môi trường)...

Điển hình, tiêu chí môi trường quy định: "Địa phương phải đạt tỷ lệ 90% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia". Theo khảo sát, Tây Ninh hiện có 9 xã điểm xây dựng thôn mới đều ghi đạt tiêu chí này, nhưng đối chiếu với các chỉ số của ngành y tế thì không có xã nào đạt yêu cầu. Bởi phần lớn các hộ dân nông thôn Tây Ninh hiện nay chủ yếu dùng nước giếng khoan, chất lượng nước chỉ gọi là hợp vệ sinh, chưa phải là nước sạch. Theo quy định, nước sạch là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17-6-2009.

Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh cho thấy, tính đến cuối năm 2013, tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh đạt trên 94%, nghĩa là cao hơn so với quy định (90%), nhưng tỷ lệ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia chỉ mới đạt 6%. Đối chiếu với yêu cầu đặt ra phải đảm bảo trên 50% hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, thì tất cả các xã đang xây dựng nông thôn mới tại Tây Ninh sẽ khó lòng hoàn thành tiêu chí trong 2 năm tới.

Tại huyện Tân Biên, vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm và băn khoăn là: Hồ sơ hưởng chính sách chất độc da cam đối với người có công với cách mạng theo quy định mới quá nhiều thủ tục rườm rà, không đơn giản như trước đây và đã kiến nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, đơn giản hóa thủ tục. Tây Ninh hiện có hơn 4 ngàn nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học đi-ô-xin, trong đó có hơn 2 ngàn trẻ em dị dạng, dị tật bẩm sinh do hậu quả chất độc hóa học gây ra. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành tỉnh Tây Ninh đã huy động sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nhiều cử tri tỏ ra băn khoăn, tỉnh hiện còn nhiều gia đình nạn nhân da cam đang gặp khó khăn trong cuộc sống cần được sự chia sẻ, giúp đỡ của toàn xã hội, nhằm giúp nạn nhân ổn định cuộc sống, vơi đi nỗi đau và mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng. Do vậy, cử tri kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành xem xét, đề ra các biện pháp để chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước đến với những nạn nhân da cam sớm nhất.

Trước tình trạng giá các mặt hàng nông sản luôn bấp bênh trong thời gian qua, người dân luôn bị thiệt thòi, trong khi mô hình liên kết 4 nhà chưa rõ nét và hiệu quả, cử tri tại nhiều điểm tiếp xúc đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Công thương cần quan tâm ổn định thị trường. Theo phản ánh của cử tri, những năm trước, khi mủ cao su được giá, nhiều hộ nông dân đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi "vàng trắng" hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời "làm nên cơ nghiệp" của mình. Đến thời điểm này, huyện Tân Châu đã có đến 155,7ha cây cao su từ 2 - 3 năm tuổi đã bị phá bỏ. Tại huyện Tân Biên, tình trạng tương tự cũng đã xảy ra, gây lãng phí, tốn kém tiền bạc, công sức của người trồng.

Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, cả tỉnh Tây Ninh chỉ trồng 65.000ha cao su. Nhưng do tình hình cây cao su phát triển quá nhanh nên UBND tỉnh Tây Ninh đã đề nghị cho điều chỉnh tăng diện tích lên 80.000ha. Trên thực tế, Tây Ninh đã trồng gần 100.000ha cao su, vượt hơn 20.000ha so với quy hoạch chung của tỉnh. Cử tri các địa phương đóng góp ý kiến: Trước khi đưa ra kế hoạch cụ thể, Nhà nước đã tính toán mức độ tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, các cấp, các ngành ở Tây Ninh cần sớm có biện pháp quyết liệt, không để bà con nông dân trồng vượt quá định mức, chấm dứt tình trạng cung vượt quá cầu và khủng hoảng thừa xảy ra đối với cây cao su.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoài Phương, Chỉ huy trưởng BĐBP Tây Ninh, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao các ý kiến phát biểu có trách nhiệm của cử tri và trân trọng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị thẳng thắn, xây dựng của cử tri. Những ý kiến cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, đã được đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương giải trình cụ thể. Một số ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tổng hợp báo cáo lên các cơ quan chuyên trách của Quốc hội và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
H. Long
Nguồn bienphong.com.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay27,269
  • Tháng hiện tại220,362
  • Tổng lượt truy cập92,598,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây