Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2030

Chủ nhật - 14/07/2024 22:46
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND ngày 05/7/2024 về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6-7%/năm; thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn tăng gấp 2,5 lần so với năm 2020.
Duy trì và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, phấn đấu đến năm 2030 giá trị sản xuất của các làng nghề, làng nghề truyền thống đạt trên 1.800 tỷ đồng.
Tỷ lệ lao động trong khu vực ngành nghề nông thôn được đào tạo nghề tăng lên từ 10-20%.
 
a 8272
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Trong ảnh cơ sở sản xuất mây tre đan của anh Nguyễn Xuân Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên
Tầm nhìn đến năm 2045, ngành nghề nông thôn ở Hà Tĩnh tiếp tục là hoạt động trọng tâm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế mang lại thu nhập cao và giải quyết việc làm, góp phần vào tăng trưởng chung của địa phương
Đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững, tích hợp đa giá trị, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của các địa phương.
Định hướng phát triển theo nhóm ngành nghề nông thôn gồm các nhóm chính:
- Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản trong đó tập trung vào các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP...
- Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Trên cơ sở nghề thủ công truyền thống đã có, khuyến khích nghiên cứu, phát triển vào các ngành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại các địa phương; củng cố, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất để cung cấp nguyên liệu, vốn, tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho các thành viên. Hỗ trợ, khuyến khích tiếp cận máy móc, công nghệ thiết bị hiện đại trong gia công điêu khắc mỹ nghệ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm…
 
a 8311
Chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây gió trầm ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê
- Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn; nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu; Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn được cấp chứng chỉ bền vững gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu…
- Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ: Tập trung sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, có tính thương mại cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng một số mặt hàng có tiềm năng như: Sản phẩm mây, tre và gỗ mỹ nghệ... Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế mẫu mã, phát triển các sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu, dấu hiệu nhận diện và phù hợp thị hiếu, văn hóa người tiêu dùng trong và ngoài nước; phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch…
- Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh: Hình thành, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh hoa ở các làng nghề trên địa bàn các huyện như: Thạch Hà, Nghi Xuân, thị xã Kỳ Anh…; các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế tác đá cảnh, gỗ cảnh, cây cảnh... Phát triển các vùng, làng nghề gắn với các hoạt động du lịch, tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm. Đa dạng các sản phẩm mới, độc đáo phù hợp với văn hoá, nhu cầu của người dân; nghiên cứu, nhân giống, lai tạo, thiết kế và chế tác tạo các sản phẩm đặc sắc nhưng vẫn giữ được nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nhóm sản xuất muối: Nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phát triển các làng nghề sản xuất muối ở các xã Thạch Châu, Hộ Độ (huyện Lộc Hà), xã Kỳ Hà (TX Kỳ Anh), xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà); nâng cao chất lượng muối tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tiến tới sản xuất muối bằng phương pháp trải bạt, hỗ trợ thành lập Hợp tác xã sản xuất muối để bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
- Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn: Hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân cung cấp các dịch vụ nông thôn phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ nông thôn: dịch vụ sản xuất nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt nông thôn; dịch vụ ăn uống, giải khát, văn hóa, nghệ thuật... Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp như làm đất, thu hoạch, cuốn rơm, vận chuyển vật tư phân bón và các dịch vụ sau thu hoạch như phơi sấy, chế biến sản phẩm nhằm giảm bớt sức lao động cho người dân. Chú trọng phát triển các dịch vụ văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân nông thôn
Ngoài ra, định hướng phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng tập trung vào các nội dung Bảo tồn và phát triển làng nghề như: Tập trung bảo tồn, khôi phục các làng nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; xây dựng kênh phân phối, giới thiệu sản phẩm làng nghề; phong tặng
, tôn vinh và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề, làng nghề truyền thống; Ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề…

Xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hướng dẫn các cơ sở làng nghề tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ tham gia các Hội chợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các tuyến du lịch, điểm du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ngành nghề…
 
a 0121
Lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra tại cơ sở sản xuất tre đan tại xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh
Nhằm phát triển ngành nghề nông thôn địa bàn tỉnh, kế hoạch cũng đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức lại sản xuất ngành nghề nông thôn; xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung; phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường và hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề và hoàn thiện cơ chế chính sách.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung được nêu trong kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét theo quy định.
 
Xem chi tiết
Kế hoạch tại đây
Ngô Thắng  

Tổng số điểm của bài viết là: 48 trong 10 đánh giá

4.8 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập145
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay41,362
  • Tháng hiện tại652,458
  • Tổng lượt truy cập88,007,528
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây