Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang: Từ hai bàn tay trắng, anh nông dân Kh'mer làm gì mà có thu 120 triệu/năm, chòm xóm nể phục?

Thứ năm - 01/07/2021 02:23
Nhắc đến ông Danh Liển (ngụ đường Nguyễn Phi Khanh, khu phố Nguyễn Thái Bình, phường Vĩnh Quang (TP.Rạch Giá, Kiên Giang) mọi người xung quanh đều rất trân trọng. Bởi ông không chỉ là một nông dân sản xuất giỏi mà còn là một người có tấm lòng nhân ái.

Nông dân cần mẫn, chịu khó

Đã từ lâu, ông Danh Liển là điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của địa phương. Không những vậy, ông còn phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer vận động người dân cùng giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn.

Từ hai bàn tay trắng, người nông dân kiếm 120 triệu đồng/năm, lại còn hay giúp người nghèo - Ảnh 2.

Ông Danh Liển (bìa trái) chia sẻ về kỹ thuật trồng dưa leo. (Ảnh: An Lâm).

Ra riêng với 4 công ruộng canh tác lúa mùa, sau 32 năm cần mẫn làm lụng, nay vợ chồng ông đã sở hữu 3ha ruộng cùng căn nhà tường khang trang. 2 người con của ông đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định.

Ông Liển kể: "Hồi đó làm lúa mùa không đủ ăn, vợ chồng phải đi làm thuê, giăng câu, hết mùa vụ thì mua gà, vịt ra chợ bán". Ông Liển lo việc đồng áng, vợ ông một buổi ngồi chợ, chiều về đặt rượu, nuôi heo. Dành dụm, chi xài tiết kiệm, đến năm 2000, cuộc sống gia đình ông Liển bắt đầu "dễ thở" hơn khi ông mua thêm đất ruộng canh tác và bắt đầu có dư.

5 năm trở lại đây, mô hình trồng lúa của gia đình ông Liển được xét công nhận mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ chịu khó làm ăn, ông Liển còn biết tính toán chi phí trong sản xuất, tích lũy vốn để từng bước mua thêm ruộng đất.

Nông dân dám thay đổi thói quen sản xuất

Tuy là nông dân mấy chục năm gắn bó với ruộng vườn nhưng ông Liển cũng là một người ham học hỏi và không ngại thay đổi. Ngoài áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông còn lựa chọn những giống lúa năng s

uất, chất lượng phù hợp với địa phương và được thị trường ưa chuộng để tăng lợi nhuận.

Làm hai vụ lúa, gia đình ông Liển thu lợi nhuận trên 120 triệu đồng/năm. Ông dành tiền đầu tư, mua sắm các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp để giảm công lao động, chi phí sản xuất.

Làm nông vất vả, ít khi nào thấy ông Liển rảnh rang. Vậy mà ông vẫn dành thời gian tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là giúp đỡ người hoạn nạn.

Từ hai bàn tay trắng, người nông dân kiếm 120 triệu đồng/năm, lại còn hay giúp người nghèo - Ảnh 3.

Không chỉ chịu khó trong sản xuất, ông Danh Liển còn là một nông dân có tấm lòng nhân ái. (Ảnh: An Lâm).

Ông Danh Thành, ngụ khu phố Nguyễn Thái Bình, cho biết: "Năm 2018, hai con tôi bị sốt xuất huyết rất nguy kịch nhưng gia đình không có tiền, lúc đó cũng nhờ anh Liển vận động bà con đóng góp giúp đỡ để gia đình kịp đưa con đi nhập viện. Gia đình tôi mang ơn anh Liển nhiều lắm".

Với cái tâm của mình, ông Liển giúp đỡ tiền thuốc thang cho nhiều hoàn cảnh nghèo khó khác như anh Trần Văn Mèo bị bệnh sơ gan, anh Danh Sray bị tai nạn lao động sập giàn giáo, cháu Huỳnh Thuận Đức bị di chứng liệt hai chân sau khi mổ thận… "Của ít, lòng nhiều", trong 6 tháng đầu năm 2020, ông Liển đã tặng 30 suất quà cho 30 hộ nghèo trong lúc dịch bệnh Covid-19 hoành hành.

Đường Nguyễn Phi Khanh 6 năm trước còn là con đường đất, sau 2 lần thay bằng đất đỏ cũng được nâng cấp thành đường bê tông rộng rãi. Những năm đường chưa được xây dựng, ông Liển và người dân đóng góp ngày công, kinh phí hàng trăm triệu đồng để sửa chữa nhiều đoạn đường bị hư hỏng, tạo thuận lợi cho người dân và các phương tiện đi lại.

Bên cạnh đó, gia đình ông Liển hàng tháng còn ủng hộ nguồn điện cho cụm loa truyền thanh TP.Rạch Giá, giúp việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân trong tổ.

 Theo Chúc Ly - An Lâm/danviet.vn
https://danviet.vn/kien-giang-tu-hai-ban-tay-trang-anh-nong-dan-khmer-lam-gi-ma-co-thu-120-trieu-nam-chom-xom-ne-phuc-2021062917124771.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm307
  • Hôm nay41,072
  • Tháng hiện tại691,211
  • Tổng lượt truy cập88,046,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây