Học tập đạo đức HCM

Phú Yên: Huy động cộng đồng dân cư tham gia xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường ở nông thôn

Thứ bảy - 13/03/2021 07:41
Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Phú Yên đã tập trung chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, cụ thể hóa hành động qua các Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình…, sự phân công trách nhiệm cho tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu đơn vị các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị một cách cụ thể, rành mạch, rõ ràng, công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, tăng cường, chủ động và sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương.
22 01 36 44 143

Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đường thôn ngõ xóm được bê tông hóa. Nguồn: kinhtenongthon.vn
Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các xã ngày càng hoàn thiện, về quy hoạch hoàn thành 100% xã; về giao thông kể từ khi triển khai Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 và bê tông hóa giao thông nông thôn miền núi trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 đạt tăng thêm 1.912km đường nông thôn mới (giai đoạn 2013 - 2015 đạt tăng 1.513km đường; giai đoạn 2016 - 2020 đạt thêm 399km), nâng tổng khối lượng đường giao thông nông thôn được cứng hóa lên 2.464,9km/2.675km đường (chiếm 92,1%); thủy lợi đạt 98% xã; điện đạt 100% xã; Trường học đạt 61%, có 6 trường cấp Trung học phổ thông, 54 trường cấp Trung học cơ sở, 89 trường tiểu học, 48 trường mầm non đạt chuẩn theo quy định, giáo dục và đào tạo đạt 78,4%; cơ sở vật chất văn hóa đạt 80% xã, có 72 nhà văn hóa và 427 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định, so với năm 2011 là không có xã nào đạt; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đạt 92% xã; thông tin và truyền thông đạt 95% xã; thu nhập bình quần đầu người khu vực nông thôn là 36 triệu đồng/người/ năm 2018, 70% xã đạt tiêu chí thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn 7,1%, giảm 13,61% so với năm 2011, có 67% xã đạt tiêu chí hộ nghèo; có 98% xã đạt tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; bình quân dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85%, có 80% xã đạt chuẩn tiêu chí y tế; trên 98% dân sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó sử dụng nước sạch là 50%. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh đạt trên 90%. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 89,94%.

 

Về môi trường vệ sinh nông thôn, các tuyến đường giao thông cơ bản có đèn thắp sáng ban đêm, có bản chỉ dẫn giữa các điểm giao liên thôn, liên xã; cảnh quan cây xanh, hoa nhỏ tầng thấp được quan tâm trồng ven hành lang đường giao thông nông thôn phủ khắp các tuyến đường, rác thải được tập kết, thu gom định kỳ, không để xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

 Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân cơ bản được hoàn thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - sản xuất khu vực nông thôn, thu nhập của cư dân nông thôn ngày càng tăng, hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu trong giai đoạn tới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân nông thôn.

Qua 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả thực hiện xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới: Có 51/88 xã đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 57%. Bình quân toàn tỉnh đạt 15,93 tiêu chí/xã. Có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Tây Hòa); Kế tiếp có 02 đơn vị cấp huyện (TP. Tuy Hòa và huyện Phú Hòa) đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để đề nghị xét, công nhận địa phương hoàn thành, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, dự kiến hoàn thành Hồ sơ trong cuối tháng 8/2019.

So với giai đoạn 2010 - 2015, nguồn lực đầu tư cho Chương trình tăng lên đáng kể, tổng nguồn lực 17.577.834 triệu động (tăng 50,4% so với giai đoạn đầu 2010 - 2020), huy động tăng mạnh ở nguồn vốn tín dụng, nguồn huy động tăng 59,6%, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư tăng 32,2%, trong đó nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2016 đến thời điểm báo cáo là: 1.383,254 tỷ đồng (tăng 25,48% so với giai đoạn 2010 - 2015).

Nguồn huy động cộng đồng từ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khác, huy động dân, huy động khác: 5.772,722 tỷ đồng, tăng 63,18% so với giai đoạn 2010 - 2015. Chủ yếu nguồn huy động các tổ chức, tài trợ, doanh nghiệp tăng cao hơn nguồn lực huy động của người dân.

Để có được những kết quả đáng ghi nhận đó, bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, bộ phận giúp việc thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành gắn với công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc thường xuyên, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; công tác vận động, tuyên truyền được đẩy mạnh có hiệu quả; việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương là bàn đạp để thúc đẩy tiến độ, kết quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tiễn, nguồn lực ở địa phương.

Công tác chỉ đạo huy động cộng đồng dân cư tham gia xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên như sau:

Thứ nhất, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường đã được nâng lên, thể hiện rõ nét trong mỗi hành động cụ thể như: vệ sinh nhà cửa, sử dụng nước sạch, giữ gìn cảnh quan đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đúng nơi quy định, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; các phong tục, tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc đã và đang dần được loại bỏ, các làng nghề, các xưởng sản xuất, tiểu thủ công nghiệp…ký cam kết không gây ô nhiễm môi trường, có biện pháp xử lý chất thải, nước thải trước khi ra môi trường.

Thứ hai, công tác tuyên truyền được các ngành, hội đoàn thể thực hiện khá tốt, hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường:

Thứ ba, Hội Cựu chiến binh phát động các phong trào thi đua của hội gắn với xây dựng nông thôn mới tạo hiệu ứng khá đồng đều, hiệu quả chất lượng trên các mặt, vận động hội viên góp công sức, hiến đất, giúp nhau làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo. Tổ chức tuyên truyền trên 13.705 lượt hội viên Cựu chiến binh và nhân dân tham gia; xóa 348 nhà tạm; thành lập các tổ tự quản bảo vệ môi trường và đường giao thông thôn thôn, thành công trong phong trào xây dựng khu dân cư sáng, xanh, sạch đẹp; đóng góp tiền mặt 57.692 triệu đồng; góp 14.094 ngày công lao động, hiến 62.087m2, góp 3.873 bóng đèn thắp sáng đường quê,...

Thứ tư, Hội Phụ nữ phát động các phong trào thi đua của hội gắn với xây dựng nông thôn mới, nổi bật các mô hình được hội triển khai có hiệu quả, tác động tích cực đến xây dựng nông thôn văn minh, sạch đẹp như “Đoạn đường phụ nữ tự quản xanh - sạch - đẹp”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản về vệ sinh môi trường”, “Thắp sáng đường quê”, “Bồn hoa ven đường”, “Phụ nữ giữ sạch đường quê”, “Sắc hoa đường làng”, “Vận động nuôi heo nhốt chuồng của phụ nữ dân tộc thiểu số”, “Thu gom xử lý rác thải hợp vệ sinh tại hộ gia đình”, “Đặt bọng giếng ở các cánh đồng để bà con nông dân bỏ rác thải, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật”... tổ chức 942 buổi tuyền truyền với hơn 48.697 người tham gia. Kết quả của các cuộc vận động hộ gia đình hiến 2.215m đất, 37 cây dừa, 997 triệu đồng, 4.4.57 ngày công xây dựng 4.525m đường bê tông xi măng, 569 hộ xây mới nhà vệ sinh, thay thế và lắp đặt mới 595 bóng điện chiếu sáng với 10.912km/38 tuyến đường, 13.202 hộ tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện, tham gia “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh - sạch - đẹp”... kết quả hộ gia đình tham gia hiến 2.215m đất, 4.4.57 ngày công xây dựng 4.525m đường bê tông xi măng, 12.422 hộ sửa chữa và xây dựng mới nhà vệ sinh; trồng 12.751,63km đường hoa ven giao thông nông thôn;

Thứ năm, Hội nông dân đã tổ chức khoảng 8.604 buổi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới với 419.710 lượt người dự; phát 59.472 tờ rơi tài liệu. Kết quả huy động được 340,74 tỷ đồng, 125 mô hình thắp sáng đường quê với 9.500 bóng đèn với chiều dài 350km đường giao thông nông thôn.

Thứ sáu, Đoàn thành niên tổ chức phát động hiệu quả nhiều phong trào thanh niên gắn với xây dựng nông thôn mới. Kết quả, đã vận động thực hiện được 1.350 công trình thanh niên trị giá 26 tỷ đồng, tham gia bê thông hóa đường giao thông nông thôn dài 300km, cứng hóa 125km đường nông thôn, tu sửa 196km đường bị hư hỏng, lắp đặt 6.417 bóng đèn chiếu sáng 331km đường nông thôn, xây 42 bể lọc nước phèn, xây dựng 53 sân bóng chuyền, xây dựng 133 khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng 9 mô hình khu dân cư “Xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh”; xây dựng 02 cầu nông thôn, trồng mới hơn 315.866 cây xanh.

Thứ bảy, công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức đoàn thể, nhân dân với các cơ quan thông tin đại chúng đã đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Thứ tám, Sở Tài nguyên và Môi trường có triển khai tập huấn công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường, xây dựng nông thôn mới ở các cấp, ngành, hội, đoàn thể. Triển khai thí điểm mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn tại một số xã trên địa bàn huyện Tây Hòa, Tuy An, Sông Hinh, môi hình bước đầu đạt được một số kết quả tích cực để làm điểm và nhân rộng trên toàn tỉnh. Tổ chức chiến dịch “môi trường xanh” được sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư trong gìn giữ bảo vệ môi trường.

Thứ chín, hàng năm, từ nguồn vốn thực hiện Chương trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức mít tinh hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, vận động các ngành và nhân dân nâng cao nhận thức, sử dụng nước sạch, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh góp phần nâng cao hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%, trong đó nước sạch đạt quy chuẩn 50% (tăng 6% so với cuối năm 2015, tăng 20% so với năm 2011). Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh đạt trên 90%. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 89,94%. Hầu hết nghĩa trang, đảm bảo cho việc chôn cất, mai táng được tập trung, đảm bảo không ảnh hưởng môi trường sống người dân. Hiện nay, có 59/88 xã đạt tiêu chí số 17, đạt tỷ lệ 67%, tăng thêm 51 xã so với năm 2011, tăng 9 xã so với năm 2015.

Tuy nhiên, trong nguồn lực còn hạn chế, để thực hiện có hiệu quả tiêu chí môi trường, các xã triển khai xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Các cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đoàn thể phải làm gương thực hiện công tác dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh...

Thứ mười, thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp tích cực, huy động tất cả các nguồn lực xã hội tham gia. Những địa phương có cách làm hay, ít tốn kém nguồn lực từ ngân sách nhà nước, huy động cộng đồng có hiệu quả đã chia sẻ kinh nghiệm, cách làm sáng tạo cho các địa phương khác học tập theo. Nhiều địa phương trong triển khai xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn bằng theo hình thức giao cho hợp tác xã, doanh nghiệp thu gom rác, việc thu gom, xử lý rác hoạt động hiệu quả.

Thứ mười một, công tác bảo vệ môi trường được xác định ngay từ đầu triển khai Chương trình, thực hiện có lộ trình thời gian, có xây dựng kế hoạch cụ thể vững chắc từng nội dung, tác động đến ý thức tự giác, tự chủ của người dân trong gìn giữ vệ sinh môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.

Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt cảnh quan môi trường được cải tạo xanh, sạch, đẹp, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; gắn kết giữa văn hoá với du lịch; giữa bảo tồn và phát triển các hộ dân đã tích cực cải tạo, nâng cấp đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây xanh nơi công cộng, không còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.

Điển hình là huyện Tây Hòa, một trong những địa phương có phong trào thi đua, thực hiện có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường dựa vào việc xã hội hóa các nguồn lực, không tốn kém quá nhiều chi phí từ ngân sách nhà nước: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh và phát động các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi ở, trụ sở làm việc, trường học, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ công cộng như: Ngày thứ Bảy tình nguyện, ngày Chủ Nhật xanh, ngày không sử dụng túi nilon nhằm xử lý ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện tiêu chí, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động thực hiện bảo vệ môi trường. Chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình “sáng - xanh - sạch - đẹp” trồng hoa dọc các tuyến đường liên xã, thôn, xóm; việc triển khai thực hiện mô hình thông qua các câu lạc bộ, các tổ tự quản khiến nhân dân trong các xã, thị trấn, mỗi xã đăng ký 2 - 3 tuyến đường (mỗi tuyến đường ngắn nhất 1km) để thực hiện mô hình: “Đường Xanh - Sạch - Đẹp”, các tuyến đường bê tông được dọn vệ sinh và trồng hoa hai bên đường tạo môi trường sạch đẹp; lực lượng đoàn viên, thanh niên, các ban, ngành, đoàn thể xã, thôn đã góp nhiều ngày công để thu gom rác, dọn cỏ, phát hoang bụi rậm che khuất tầm nhìn, trồng hoa dọc các tuyến đường, vận động nhân dân và các nguồn lực xã hội hóa lắp bóng đèn, xây dựng khuôn viên, tiểu cảnh,…qua đó tạo sự thông thoáng, sạch đẹp cho các tuyến đường.

 

Theo Anh Cao/moha.gov.vn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại859,340
  • Tổng lượt truy cập93,237,004
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây