Học tập đạo đức HCM

Dự kiến 5 nhóm nghề được nhận lao động chưa đủ 15 tuổi

Thứ ba - 24/04/2012 04:57
Đó là thông tin được nêu trong dự thảo Thông tư quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng, lấy ý kiến nhân dân.

Cụ thể, 5 nhóm nghề được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc bao gồm: Thứ nhất, nhóm nghề diễn viên: múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối v.v...), điện ảnh.

Thứ hai, nhóm các nghề truyền thống như chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chẩm nón, dệt chiếu, nghề trống.

Thứ ba, nhóm các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, đan võng, làm tranh Đông Hồ, làm chổi, mây tre đan.


Nghề mây tre đan sẽ được nhận lao động trẻ em (ảnh minh họa)

Thứ tư, nhóm vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng.

Thứ năm, một số nghề, công việc khác: sản xuất thảm bèo lộc bình, chẩm nón, nuôi tằm, chế biến chè búp khô, chấm vẽ men gốm, vệ sinh hoa quả tươi và cho vào bị nilon, hái chè, lột vỏ, phân loại tôm nguyên liệu,...

Dự thảo cũng lưu ý, chỉ được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc ở các nghề, công việc trên, trừ các công việc phải sử dụng đến các máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc các công việc phải mang vác thủ công với khối lượng lớn.

Điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc

Để được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, dự thảo quy định phải đảm bảo các điều kiện sau: Trước hết, trẻ em phải đủ 13 tuổi. Riêng trẻ em tham gia biểu diễn nghệ thuật phải đủ 8 tuổi. Trong một số trường hợp đặc biệt phải sử dụng trẻ em chưa đủ 8 tuổi do Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch quyết định...

Dự thảo cũng yêu cầu trẻ em phải có đủ sức khoẻ phù hợp với công việc theo xác nhận của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc phòng khám bệnh viện đa khoa. Đồng thời, phải có giấy cam kết và đồng ý theo dõi của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Ngoài ra, dự thảo quy định rõ: thời giờ làm việc không được quá 3 giờ trong ngày đi học và không quá 6 giờ trong ngày không đi học. Trong đó không sử dụng trẻ em làm thêm giờ và làm việc ban đêm hoặc không được làm việc trước 8 giờ sáng và sau 8 giờ tối.

Ngoài ra, việc nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc phải có hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay41,766
  • Tháng hiện tại817,044
  • Tổng lượt truy cập91,990,773
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây