Động lực mới, cảm hứng mới
Những cơ chế, chính sách được đề cập trong Nghị quyết 26 giúp Hà Tĩnh phát huy tốt hơn các lợi thế tự nhiên của mình trong quá trình phát triển, vừa phát huy tốt nhất các nguồn lực trong nhân dân, trong hệ thống chính trị và các nhà đầu tư…Theo đó, với việc kịp thời cụ thể hóa bằng Nghị quyết 08/NQ-TU đã tạo động lực, nguồn cảm hứng mới để Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
Nhìn lại khoảng cách 10 năm trở về trước, mặc dù đã có sự nỗ lực của hệ thống chính trị, phấn đấu của bà con nông dân nhưng nông nghiệp, nông dân, nông thôn với những thành tựu đạt được của Hà Tĩnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thể hiện: Nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững, sản xuất chưa gắn với thị trường; Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá và phục vụ đời sống của nhân dân, công tác quản lý nhà nước về đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai, lấn chiếm rừng có xu hướng gia tăng; Kết quả đạt được trong xóa đói, giảm nghèo thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao…
Để khắc phục hiệu quả các khó khăn kéo dài, thông qua Nghị quyết 08/NQ-TU, Hà Tĩnh đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp “cởi trói” như: Điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch, chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; Huy động các nguồn lực phát triển nhanh, đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, tăng cường năng lực dự báo, phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường; Nâng cao kiến thức và đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, coi đây là mũi đột phá trong giai đoạn tới; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Là huyện miền núi, nên Hương Sơn luôn gặp nhiều khó khăn do thiên tai thường xuyên xẩy ra, nguồn lực của người nông dân hạn chế, ruộng đất manh mún, nhỏ lẽ, việc tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa quy mô lớn khó thực hiện. Với vai trò là cơ quan triển khai, cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 08/NQ-TU, huyện Hương Sơn đã có bước đi thích hợp, thực hiện một cách nghiêm túc, trước hết là thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết là “dấu ấn” đầu tiên làm thay đổi nhận thức, chyển biến hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi đây. Chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, người nông dân đã ý thức được vai trò chủ thể của mình, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Dẫn chứng qua chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào có sức lan toả mạnh mẽ, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, được toàn xã hội quan tâm, hưởng ứng tham gia tích cực và xây dựng nông thôn mới từ yêu cầu đã dần trở thành nhu cầu của người dân.
Những con số biết nói
Trên cơ sở các Nghị quyết 26 của Trung ương và Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy, huyện Hương Sơn đã xây dựng các đề án cụ thể của từng năm. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp ở Hương Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm chủ lực tăng nhanh; lao động ở khu vực nông thôn có sự thay đổi theo hướng giảm sản xuất nông nghiệp, tăng các ngành phi nông nghiệp; kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với xây dựng NTM được tập trung đầu tư xây dựng; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét...
Đặc biệt, nhờ quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, nông nghiệp Hương Sơn đã được tái cơ cấu, phát triển theo hướng toàn diện, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2017 đạt gần 1.710 tỷ đồng (tăng gần 75% so với năm 2008). Toàn huyện đã huy động được hàng trăm tỷ đồng làm 765 km đường giao thông, 114 km kênh mương cứng, 520km đường điện, 463 phòng học, 24 nhà văn hóa xã, 271 nhà văn hóa thôn, 32 trạm y tế. Công tác xóa đói giảm nghèo được chăm lo nên tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,8% năm 2008 xuống còn 7,5% như hiện nay; thu nhập đầu người tăng từ 7,7 triệu đồng lên 29,3 triệu đồng năm 2017...
Cũng giống như ở nhiều địa phương khác trên địa bàn Hà Tĩnh, Kỳ Anh là huyện gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện, đa phần diện tích nằm ở miền núi sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập TX. Kỳ Anh, người dân tham gia sản xuất nông nghiệp với tập quán lạc hậu, chưa theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt, hạn hán sự, cố môi trường biển; cơ sở vật chất hạ tầng chưa đồng bộ, xuống cấpđã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.
Ông Trần Đình Gia- Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết: Nhờ thực hiện tốt các Nghị quyết, Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và quán triệt một cách nghiêm túc nên tốc độ tăng trưởng kinh tế bình đạt18,8%, riêng nông nghiệp 8,26%/năm;thu nhập bình quân đầu người từ 13 triệu đồng năm 2007 lên 29,36 triệu đồng năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đến năm 2017: CN- TTCN- XD: 42,26%; Thương mại- Dịch vụ 17,19%; Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 40,55%. Tỷ lệ hộ nghèonăm 2017 còn 14,3%.
Quyết tâm đồng bộ, hướng mục tiêu bền vững
Chia sẻ về những kết quả đạt được, ông Nguyễn Quốc Lập, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn cho rằng: Xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lĩnh vực, đối tượng, địa bàn cần được đặc biệt quan tâm, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó một số mục tiêu, nhiệm vụ chưa đạt được theo yêu cầu và còn thiếu tính bền vững.
Lý giải về nguyên nhân khó giải quyết trong Báo cáo của Huyện ủy là: Môitrường cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gay gắt, yêu cầu giá thành giảm, chất lượng ngày càng cao; tínhtư duy bảo thủ, tập quán sản xuất truyền thống quy mô nhỏ, tự cấp, tự túc, lấy mục tiêu số lượng vẫn còn nặng nề; tính liên kết, hợp tác giữa các chủ thể kinh tế nhất là các nông hộ rất hạn chế. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế, nhất là mạng lưới cán bộ nông nghiệp cơ sở, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; ở nông thôn hiện nay lao động trong độ tuổi giảm nhanh, “già hóa” và “nữ hóa” ngày càng phổ biến; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp…
Do vậy, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, sớm giải quyết những tồn tại, khó khăn, huyện Hương Sơn đã có chủ trươngban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đủ mạnh, tạo ra sự đột phá vừa khuyến khích phát triển trên diện rộng, vừa sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng hiện đại. Chú trọng khơi dậy, nuôi dưỡng, phát triển nguồn lực trong nhân dân, lấy tinh thần thi đua làm phương châm chủ đạo trong lãnh đạo, chỉ đạo. Phải công khai, dân chủ, trao quyền tự chủ tối đa cho người dân để người dân thực sự là chủ thể chính trong quá trình thực hiện.
Cụ thể: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao gắn với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; Tập trung đào tạo nghề, nâng cao trình độ sản xuất, dân trí để đủ điều kiện đóng vai trò chủ thể của các thành phần kinh tế, làm chủ khu vực nông thôn trong giai đoạn mới. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Hướng xã hội nông thôn ổn định, kinh tế phát triển, môi trường sinh thái được bảo vệ, diện mạo nông thôn thay đổi và dần trở thành nơi đáng sống của người dân một cách bền vững đang là mục tiêu mà các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tiếp tục quyết tâm thực hiện nhằm hoàn thành kế hoạch mà Nghị quyết quyết 26/NQ-TW của BCH Trung ương khóa X và Nghị quyết 08/NQ-TU đã đề ra.
Đức Cảnh/baotainguyenmoitruong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;