Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Xây dựng nông thôn mới là thay đổi nhận thức từ “phải làm” sang “muốn được làm”

Thứ bảy - 10/11/2018 23:24
Là một tỉnh có xuất phát điểm thấp, trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nhiều vấn đề đặt ra với Hà Tĩnh là làm sao để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhân dân đồng thuận với quyết tâm, nỗ lực cao? Làm sao để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân? Bằng nhiều cách làm sáng tạo mang tính đột phá, phát huy tối đa mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, Hà Tĩnh đã và đang đạt được những bước đi bền vững trong phong trào xây dựng NTM


Người dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh trực tiếp đóng góp ngày công, giám sát xây dựng đường giao thông nông thôn.

Lồng ghép nguồn lực để xây dựng NTM

Xác định xây dựng NTM là chương trình quan trọng, xuyên suốt và liên tục, nhiều năm qua, Hà Tĩnh đã linh hoạt lồng ghép các nguồn lực từ bên trong lẫn bên ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo phát triển bền vững, đồng bộ về kinh tế - xã hội.

Những chủ trương, chính sách lớn trong xây dựng NTM đã được chính quyền và bà con nhân dân tiếp nhận với ý thức làm chủ và sáng tạo, tìm ra hướng đi mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương, nhờ đó, NTM đang được xây dựng có hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo thống kê, từ năm 2011 đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM của Hà Tĩnh đạt 100.226 tỷ đồng.

Trong đó, vốn trực tiếp cho chương trình 5.185 tỷ đồng, vốn lồng ghép 6.814 tỷ, vốn tín dụng 80.534 tỷ, vốn doanh nghiệp đóng góp 2.127 tỷ, nhân dân đóng góp ngày công, vật chất trị giá 4.702 tỷ và vốn huy động từ các nguồn khác hơn 861 tỷ đồng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh giao 111 đơn vị chấp thuận đỡ đầu cho 173 xã; 745 tổ chức, cá nhân được UBND các huyện, thị xã, thành phố kêu gọi tài trợ thực hiện chương trình với tổng kinh phí hơn 1.253 tỷ đồng.


Nhà văn hóa thôn Phong Giang (xã Tiền Điền, huyện Nghi Xuân) khang trang, hiện đại.

Việc huy động nguồn lực đa dạng bằng nhiều hình thức: Đóng góp bằng tiền, ngày công, vật liệu xây dựng, kêu gọi sự đóng góp của con em xa quê, của cộng đồng doanh nghiệp…

Không chỉ hiến đất mở đường, người dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh còn trực tiếp đóng góp ngày công, giám sát xây dựng đường giao thông nông thôn…

Nhờ vậy, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh từng bước được hoàn thiện, đặc biệt là cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn. Đến nay, đường giao thông nông thôn được nhựa, bê tông hóa lên 10.754km; nâng cấp 2727km đường cấp phối, 7471km đường nhựa; xây mới 403 cây cầu, 15.616 cống các loại…

Từ năm 2008 đến 2018 đã xây mới 1.619 phòng học, 223 nhà công vụ, 112 nhà tập đa năng, 113 phòng giáo dục, thể chất, 176 công trình vệ sinh; 134 trạm y tế được đầu tư xây mới và 108 trạm được cải tạo, nâng cấp…

Sức sống NTM trên quê hương Hà Tĩnh

Về Hà Tĩnh trong những ngày này, ta sẽ cảm nhận được niềm vui của đất và người tỏa ra từ phong trào xây dựng NTM, những con đường thênh thang, thoáng đãng đẹp mắt với những sắc màu của các loại hoa trải dài, những khu dân cư kiểu mẫu thanh bình, đáng sống và cả những khuôn mặt rạng rỡ niềm tin của những người dân nghèo với những ước mơ, khát vọng…

Ta có thể ghé Tiên Điền (huyện Nghi Xuân) để được đắm mình trong các làn điệu ca trù, ví giặm, chèo Kiều… để yêu và trân quý hơn những giá trị văn hóa được bà con gìn giữ.

Có dịp được tham gia sinh hoạt với các dòng họ hiếu học, tự quản tại xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ)… Ta sẽ thấm thía hơn sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân. NTM đã mang đến sự đổi thay trong mỗi nếp nhà, ngõ xóm.


Những con đường hoa đẹp mắt không còn xa lạ với Hà Tĩnh hôm nay.

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng ông Trần Huy Oánh - Chánh văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Cuối năm 2010, toàn tỉnh bắt tay vào triển khai thực hiện chương trình, điểm xuất phát của các địa phương là rất thấp, hạ tầng không có gì, bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,5 tiêu chí/xã; không có xã đạt trên 10 tiêu chí, có đến 183 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó 20 xã không đạt tiêu chí nào…

Bằng sự nổ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến cuối năm 2017, mức độ đạt chuẩn các tiêu chí đều tăng lên đạt 15,1 tiêu chí/xã; có 115 xã đạt chuẩn, không còn xã dưới 10 tiêu chí… không có NTM thì Hà Tĩnh sẽ không có hệ thống điện, đường, trường, trạm kiên cố và khang trang như hiện tại”.

Với Hà Tĩnh bây giờ, xây dựng NTM đã lan tỏa đến mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm, từ nhận thức “phải làm” nay “muốn được làm”. Mỗi địa phương sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục bắt tay nâng cấp, giữ vững các tiêu chí, phấn đấu đạt xã NTM kiểu mẫu.

Hà Tĩnh cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước trong việc sáng tạo xây dựng “Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu” từ năm 2013. Đến nay, toàn tỉnh có 1.778/1.802 thôn triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó có 230 thôn đạt chuẩn, 2.300 vườn đạt chuẩn. Vườn mẫu được xây dựng và phát triển theo quy hoạch, xác định rõ sản phẩm chủ lực, tạo sản phẩm hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều địa phương hình thành, kết nối tour du lịch trải nghiệm NTM, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu trong xây dựng NTM tạo sự chuyển biến lớn về nhận thức, ý thức của người dân trong việc phát triển kinh tế vườn, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, bảo vệ môi trường. Làm thay đổi gần như cơ bản bộ mặt nông thôn ở các khu dân cư từ hạ tầng đến cảnh quan môi trường.

Nhà ở được chỉnh trang, sắp xếp lại hợp lý hơn; vườn hộ được quy hoạch, cải tạo, cảnh quan, môi trường cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, xây dựng vườn mẫu đã làm thay đổi được tập quán của người dân từ sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, kết nối thị trường; khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận dụng được lao động nhàn rỗi.

Song song cùng hiệu quả kinh tế, từ xây dựng các khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu thì các giá trị văn hóa truyền thống dần được khôi phục, phát huy, tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng được coi trọng.

Nét văn hóa cộng đồng NTM văn minh đang được hình thành. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng được tổ chức hoạt động thường xuyên hơn; chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa được nâng lên; ý thức văn hóa ngày càng cao, đại đa số người dân ứng xử văn minh, lịch sự, tạo nên những làng quê đáng sống, an lành.

Ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh cho biết: “Dự kiến cuối năm nay, Hà Tĩnh sẽ có 268 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 3.000 vườn mẫu. Từ nay đến 2020, Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, phấn đấu đạt bình quân 16,5 tiêu chí/xã; không còn xã dưới 15 tiêu chí; có từ 2 đến 3 huyện đạt chuẩn NTM và ít nhất 30% số thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu…”

Không khí xây dựng NTM với những tất bật, khẩn trương vẫn ngày đêm len lỏi qua mỗi góc phố, con đường và mỗi vùng quê trên khắp Hà Tĩnh, diện mạo mới với những làng quê trù phú, văn minh hiện đại đang dần hiện ra.

Tin rằng trong thời gian tới, với sự chung sức đồng lòng của chính quyền và nhân dân, dựa vào tư duy và cách làm mới, Hà Tĩnh sẽ vững bước tạo nên những đột phá hơn nữa trong phong trào xây dựng NTM.

Theo Phi Long - Phương Dungbaoxaydung.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập884
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,566
  • Tổng lượt truy cập93,131,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây